Chính sách hỗ trợ lãi suất - Bền bỉ tiếp sức cho doanh nghiệp

(Baohatinh.vn) - Khởi động từ năm 2011, đến nay, chính sách hỗ trợ lãi suất (HTLS) từ nguồn ngân sách tỉnh đã đi qua một nhiệm kỳ bền bỉ tiếp sức cho doanh nghiệp (DN). Chính sách ra đời trong giai đoạn nền kinh tế rơi vào khủng hoảng, suy thoái, đã trở thành điểm tựa, động lực lớn cho nhiều DN vượt qua chặng đường khó, phát triển bền vững.

Chính sách mở

Nếu như ở điểm xuất phát, chính sách HTLS theo Công văn số 3058 của UBND tỉnh (năm 2011) chỉ dành cho các DN, HTX, chủ trang trại đầu tư ở các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và chế tạo thiết bị máy móc phục vụ nông nghiệp, thì đến năm 2012, đối tượng đã được mở rộng thêm cho các đơn vị thu mua, chế biến sản phẩm nông nghiệp, sản xuất muối, thu gom rác thải, vệ sinh môi trường. Tiếp đó, năm 2013, các DN đầu tư ở những lĩnh vực đang được tỉnh khuyến khích như: xây dựng nhà ở công nhân, nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp tại các khu kinh tế, khu công nghiệp và các DN giải quyết được việc làm ổn định (có đóng BHXH) cho 300 lao động trở lên cũng được hưởng chính sách HTLS.

Năm 2014, mức HTLS có sự điều chỉnh tăng đối với các dự án đầu tư trung, dài hạn: từ 4% lên 5%/năm và thêm cơ hội cho DN giải quyết việc làm cho 200 lao động trở lên. Trên quan điểm tạo thuận lợi tối đa cho đối tượng hưởng lợi, cơ chế thanh toán cũng được điều chỉnh bằng việc khách hàng được ứng trước 100% số tiền lãi hỗ trợ (trước đó là 90%) sau đó mới hoàn tất các thủ tục thanh toán gửi Sở Tài chính.

Chính sách hỗ trợ lãi suất - Bền bỉ tiếp sức cho doanh nghiệp ảnh 1

Cán bộ Vietcombank Hà Tĩnh kiểm tra sử dụng vốn tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ vận tải Viết Hải.

“Chính sách đã được theo dõi, đánh giá hàng năm, điều chỉnh một cách phù hợp với tình hình thực tiễn và yêu cầu phát triển của tỉnh nhà. Nhờ đó, càng về các năm sau, số lượng DN, HTX, chủ trang trại được vay vốn tăng nhanh hơn, doanh số cho vay và số lãi hỗ trợ cao hơn” - Giám đốc Ngân hàng Nhà nước tỉnh Nguyễn Huy Tiến cho biết. Theo số liệu tổng hợp từ Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, nếu như năm 2013, doanh số cho vay HTLS từ nguồn ngân sách tỉnh trên 535 tỷ đồng với số tiền HTLS trên 5,3 tỷ đồng thì đến năm 2014, doanh số cho vay tăng lên gần 1.300 tỷ đồng với tiền lãi hỗ trợ gần 15 tỷ đồng; 9 tháng năm 2015, doanh số cho vay đạt gần 1.000 tỷ đồng với số tiền lãi hỗ trợ gần 14 tỷ đồng.

Điểm tựa lớn

Trong giai đoạn khai thác khoáng sản đầy khó khăn, DN bắt đầu lộ trình chuyển đổi, tái cơ cấu với muôn vàn thách thức, Mitraco đã có được điểm tựa lớn từ chính sách HTLS của tỉnh để từng bước tìm được đường đi mới với vai trò là đơn vị chủ công đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp. Hơn 530 tỷ đồng vốn vay với lãi suất được hỗ trợ trong 3 năm trên 9 tỷ đồng đã tiếp sức cho Mitraco thực hiện đồng thời hàng loạt dự án lớn đầu tư vào nông nghiệp với tổng nguồn vốn hàng ngàn tỷ đồng.

“Chính sách hỗ trợ lớn cùng với sự vào cuộc của các đơn vị thực hiện đã giúp Mitraco nắm bắt được cơ hội mới. Chúng tôi đã được đối tác cung ứng tín dụng truyền thống là Vietcombank tư vấn, hỗ trợ thực hiện các thủ tục để được vay vốn HTLS một cách kịp thời, đúng quy định”, Phó Tổng Giám đốc Mitraco Hà Tĩnh - Nguyễn Thị Hà cho biết.

Với Công ty CP Giống cây trồng Hà Tĩnh, chính sách HTLS cũng đã trở thành động lực quan trọng để DN vượt khó, từng bước khẳng định vị thế trong lĩnh vực giống cây trồng và vật tư phân bón. Với các dự án đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, những năm qua, công ty đã được vay gần 14,6 tỷ đồng với lãi suất được hỗ trợ 4%/năm. Số tiền lãi tỉnh trích ngân sách hỗ trợ công ty hơn 153 triệu đồng trong những năm qua đã giúp DN giảm chi phí, nâng cao hiệu quả SXKD.

Giám đốc Công ty Nguyễn Thị Hồng Minh cho rằng: “Tập trung hỗ trợ cho các DN đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn có sự tác động rộng lớn. Khi DN đầu tư hiệu quả vào nông nghiệp, xây dựng các mối liên kết sản xuất với nông dân thì hỗ trợ cho DN cũng chính là tiếp sức cho người nông dân”.

Ngoài DN, những năm qua, có 19 HTX và chủ trang trại đã được tiếp cận chính sách HTLS từ nguồn ngân sách tỉnh. Số vốn vay và số lãi được hỗ trợ chưa lớn nhưng đã giúp các tổ chức, cá nhân thêm nguồn lực trong giai đoạn đầu tư còn nhiều khó khăn bước đầu.

Năm 2015, Quyết định 14 về HTLS đang được triển khai với việc bổ sung thêm đối tượng: các nhà đầu tư xây dựng chợ theo hình thức xã hội hóa và các tiểu thương kinh doanh ở các chợ được xây dựng theo hình thức xã hội hóa. Hiện nay, một số nhà đầu tư đang tiếp cận và thực hiện các thủ tục để được tiếp cận nguồn vốn rẻ từ chính sách hỗ trợ của tỉnh. Chính sách HTLS đang đi tiếp lộ trình hỗ trợ cho các DN, HTX, chủ trang trại để lực lượng kinh tế này thêm lớn mạnh, thể hiện rõ vai trò đầu kéo của nền kinh tế.

Chủ đề Tài Chính - Ngân Hàng

Đọc thêm

Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Tài chính thị trường ngày 12/11: Lãi suất cho vay khó giảm thêm

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết, mặt bằng lãi suất cho vay khó giảm thêm vì rủi ro của nền kinh tế đang ở mức cao và tỷ giá có thể diễn biến phức tạp. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 12/11 của Báo Hà Tĩnh.
Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Cẩm Xuyên thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao

Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thí điểm mô hình chăn nuôi hươu sao để phát triển ngành nghề mới, góp phần tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2020-2025.
Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Dư nợ ngành nông – lâm – thủy sản tăng 6%

Ngành Ngân hàng Hà Tĩnh tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, người dân tiếp cận vốn đầu tư phát triển các mô hình nông – lâm – thủy sản với tổng dư nợ đạt gần 13.000 tỷ đồng.
Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Nông thôn Hà Tĩnh với hành trình chuyển đổi số

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang lan tỏa rộng rãi, tác động lên nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Cùng cả nước, nông thôn Hà Tĩnh đang vươn lên mạnh mẽ trên hành trình chuyển đổi số.
Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Làng hoa cúc có tiếng ở Hà Tĩnh vào vụ tết

Thời điểm này, người trồng hoa cúc ở thôn Xuân Sơn, xã Lưu Vĩnh Sơn (Thạch Hà, Hà Tĩnh) đang tất bật xuống giống, chăm sóc vụ hoa tết để kịp cung ứng thị trường cuối năm.