Cánh diều miền hạ

(Baohatinh.vn) - Hạ về, ngóc ngăn của ký ức xa xăm lại xôn xao nhớ những miền êm đềm thuở nhỏ. Nơi ấy có những tinh sương khi mặt trời chưa ngoi lên khỏi mặt biển là trẻ con cả xóm đã í ới gọi nhau lùa trâu ra đồng.

Những trưa hè bì bõm tắm mát dưới con sông quê xanh trong diệu vợi. Miền hạ đó còn là mùa của mải mê ngoài ruộng đồng bao la suốt 3 tháng nắng khát, lấm lem để bắt cua, thả cá. Mùa của những cánh diều vút lên trời cao giữa ráng chiều đỏ thẫm mà cả tôi và bạn sẽ nhớ thương vơi đầy giữa những ngày nắng hạ chói chang này.

canh dieu mien ha

Ảnh minh họa từ internet

Ngày ấy, những trưa hè, bọn trẻ xóm tôi, cơm nước xong là ới nhau lên cổng làng, nơi có gốc đa già tỏa bóng mát để tự tay làm cánh diều cho mình. Chẳng mấy chốc, bộ khung con diều được chúng tôi uốn dựng xong từ những que tre già đã được vót nhẵn rồi tận dụng những sợi dây dù rút ra từ hai đầu miệng bao xi-măng để buộc chặt các điểm nối với nhau. Khó nhất là giai đoạn “khoác áo” cho diều. Nếu là những con diều nhỏ thì dễ dàng dán những tờ giấy cũ lên đó. Còn diều to thì phải bố trí bộ sườn ngang, dọc níu chắc chắn với nhau để giữ căng bề mặt giấy khi dán lên. Những hạt cơm quê nghèo, dẫu rời rạc khó dán nhưng lọ mọ lâu cũng được cánh diều chỉn chu, vừa ý.

Có những đứa quên cả nắng khát giữa trưa, khi làm diều xong thì cầm lấy dây diều rồi chạy một mạch như bị ai đuổi vì quá mừng rỡ. Còn đa số trẻ con chúng tôi đều đợi khi nồm nam xoa nguội nóng gắt vào mỗi buổi chiều thì mới mang diều ra thả. Bờ đê và những con đường đất giữa đồng là bãi bờ phục vụ thú vui đồng quê của chúng tôi buổi đó. Cứ đến buổi, trẻ con từ xóm trên, làng dưới tụ tập lại vừa đọ diều, vừa điều khiển diều mẹ, diều con bay dệt kín trời chiều. Một khung cảnh không thể nào yên bình hơn!...

Để diều mẹ bay lên được thì phải “chạy mồi”. Lúc này, người cầm dây và người cầm diều sẽ cùng nhau chạy một đoạn, khi người cầm dây hô to thả diều, thì người cầm diều phải thả diều ra. Cứ “mồi” như thế tới khi nào diều cất cánh mới thôi. Cũng có hôm, những cánh diều không bay lên được, đứa nào đứa nấy ngồi buồn xo rồi chau mày đếm đo để tìm cách “hoàn thiện” sản phẩm những mong hôm sau diều lại được no gió…

Rồi một ngày ta bước ra khỏi lũy tre làng, ra khỏi vùng trời bay của cánh diều tuổi thơ để đến với những miền đất lạ, đến với bầu trời đầy ước mơ. Có những chớm hạ, phượng bắt đầu thay lá, ngồi trên giảng đường đại học nghĩ về đồng chiều, bờ đê, với những cánh diều giữa trời xanh cao vợi nhưng lòng không khỏi bùi ngùi, muốn được mai sớm trở về để mải miết chạy theo những cánh diều phiêu lãng, để được những ngọn nồm nam mát rượi quất mạnh vào ngóc ngăn ký ức, để ngã nhào xuống triền cỏ xanh mướt rồi nhắm mắt nghe sáo diều nỉ non.

Cũng lắm lúc vấp ngã trên đường đời, cánh diều thơ bé như chực chờ để dang ra đỡ nâng. Nhờ thế mà ta đủ sức bay cao, bay xa như những ước vọng đã gửi gắm vào diều gió mỗi chiều thuở bé. Ai đó đã như tôi một lúc ngẩn người tự hỏi, sao chỉ mỗi cánh diều bé nhỏ chao nghiêng giữa trời chiều mà có thể níu giữ hồn ta với quê hương mãnh liệt đến thế! Giống như lời tự vấn giản dị mà suốt đời không thể hiểu thấu: “Quê hương là gì hở mẹ? Mà cô giáo dạy phải yêu”. Để rồi: “Chiều chiều lại nhớ chiều chiều/ Thương thương nhớ một cánh diều trong mơ”.

Đọc thêm

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Xúc động những vần thơ viết về cơn bão số 3

Trong đau thương, mất mát của người dân nhiều tỉnh thành phía Bắc sau bão số 3, nhiều tứ thơ đã được gieo vần. Báo Hà Tĩnh trân trọng giới thiệu một số bài thơ đầy cảm xúc trong cơn hoạn nạn.
Chuyện cây Hà Nội sau bão

Chuyện cây Hà Nội sau bão

Ngay sau cái đêm kinh hoàng bão YAGI đổ bộ vào Hà Nội, tôi lái xe ra đường. Khắp cả thành phố, cây nằm la liệt, nhiều cây bật gốc, gãy đổ tan hoang.
Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải - chốn tâm linh yên bình

Đền Phúc Hải, xã Thuận Lộc (TX Hồng Lĩnh – Hà Tĩnh) là một trong những di tích đặc trưng cho sinh hoạt tín ngưỡng, chốn trao gửi tâm linh của người dân và du khách thập phương.
Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Bộ tranh Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi

Hình ảnh cảm động các chiến sĩ đưa dân ra ngoài, các xe đi chậm lại để dìu mọi người trên cầu trong lúc gió to… được cô gái TP. Hồ Chí Minh khắc họa lại trong bộ tranh nói về Việt Nam tử tế trong cơn bão Yagi.
Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Vinh danh 'Sứ giả tiếng Việt' năm 2024

Tối 8/9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Lễ tổng kết Ngày Tôn vinh tiếng Việt năm 2024 và Chương trình Gala tiếng Việt thân thương đã diễn ra với sự tham dự của hơn 600 đại biểu. Những “Sứ giả tiếng Việt” năm 2024 đã được vinh danh và trao tặng bằng khen.
Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Podcast truyện ngắn: Cây nhãn kỷ niệm

Cây nhãn già thách thức mưa nắng, bão bùng, nhìn vào đó, bà luôn tưởng tượng bóng hình Hiếu, vẫn hiển hiện đâu đây trong khu vườn, căn nhà thân thuộc, như chưa từng có cuộc chia ly...
Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Podcast tản văn: Ơi mùa thu, mùa thu

Có vẻ như mọi hân hoan, quyến luyến, mọi mỹ cảm, nồng say đều dồn tụ hết vào một chữ thu. Thu xao xuyến, thu bồi hồi, thu bâng khuâng, thu đa cảm...
Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Khám phá Công viên địa chất toàn cầu Non Nước Cao Bằng

Non nước Cao Bằng chính thức được UNESCO công nhận là Công viên Địa chất Toàn cầu vào ngày 12/4/2018, trở thành công viên địa chất toàn cầu thứ hai tại Việt Nam sau Công viên Địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn tại Hà Giang.
Truyện ngắn: Màu áo lính

Truyện ngắn: Màu áo lính

Phía ngoài ô cửa sổ, loa phát thanh đang vang lên tin tức về những hoạt động mừng ngày tết Độc lập. Ông Việt nhìn ra lá cờ đỏ sao vàng tung bay ngoài song cửa rồi mắt ông ầng ậc nước…
Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm ở Nghi Xuân là cây di sản Việt Nam

Cây muỗm được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời hơn 360 năm, nằm trong khuôn viên nhà thờ Phan Tôn Chu và Ngọc Hoa công chúa ở thôn Phú Vinh, xã Cổ Đạm, Nghi Xuân, Hà Tĩnh.