Béo phì : Béo phì có thể được coi là nguyên nhân phổ biến nhất gây ngáy ngủ. Người béo phì thường có mô thừa các chặn đường thở. Điều này khiến lưu thông khí gặp khó khăn, tạo ra âm thanh lớn trong khi ngủ.
Lệch vách ngăn mũi: Đây là tình trạng sụn ngăn mũi bị lệch giữa, gây khó thở. Quá ít oxy đi vào qua khoang mũi khiến phổi phải “gồng” lên để hô hấp đủ. Đây là một nguyên nhân phổ biến gây ngáy.
Chứng ngưng thở khi ngủ : Đối với đa số chúng ta, lượng không khí vào một số khu vực thuộc đường hô hấp trên bị giảm khi ngủ. Tình trạng này còn tệ hơn ở người mắc chứng ngưng thở khi ngủ. Điều này gây ngáy ngủ.
Uống bia rượu: Uống rượu bia khiến các cơ hàm và cơ họng trùng xuống, sau đó chặn vào đường thở, gây tình trạng ngáy ngủ.
Suy tuyến giáp: Tuyến giáp suy yếu sẽ sản sinh ít hormone hơn, trong khi những hormone này có tác dụng giảm tình trạng ngáy ngủ.
Ngạt mũi: Ngạt mũi do cảm lạnh hay cảm cúm có thể khiến họng bị sưng, khiến đường thở vốn đã tắc lại càng tắc hơn. Điều này có thể gây khó thở và ngáy ngủ.
Các bệnh thần kinh - cơ: Trẻ sinh ra với khuyết tật thần kinh - cơ có thể bị khó thở đến cả khi trưởng thành. Đây cũng là một nguyên nhân gây ngáy khi ngủ.
Phì đại amidan (Viêm amidan) : Viêm amidan là một bệnh lý có thể gây ngáy ngủ cả ở trẻ em và người lớn. Amidan bị phì đại sẽ chặn đường thở khi người bệnh nằm xuống.
Hút thuốc: Hút thuốc có thể gây phù nề và viêm đường hô hấp trên, đồng thời khiến phổi suy yếu. Tất cả các yếu tố trên khiến hút thuốc đứng đầu các nguyên nhân gây ngáy ngủ.
Hen suyễn và yết hầu nhỏ : Khi hen suyễn kết hợp với yết hầu nhỏ, chúng có thể gây áp suất thực quản âm và làm tăng tình trạng ngáy ngủ./.
Theo VOV