Một số chuyên gia cho rằng bố mẹ nên tự mình dạy dỗ, nuôi nấng con thay vì phó mặc chuyện nuôi dạy con cho ông bà. Người cao tuổi sống ở thế hệ trước. Họ có tư tưởng lạc hậu, không theo kịp với thời đại và thường yêu chiều cháu quá mức. Những câu nói bênh vực, yêu thương của người già sẽ vô tình gây hại cho con trẻ. Bố mẹ nghe thấy thì nên sửa đổi càng sớm càng tốt.
"Con yêu bố hay mẹ hơn? Con thích ở cùng ai hơn?"
Rất nhiều người trong chúng ta đã từng được hỏi câu hỏi này khi còn nhỏ. Câu hỏi tưởng chừng như vô thưởng vô phạt này lại có tác động rất lớn đến tâm lý của trẻ nhỏ. Trẻ nhỏ thường không biết đây là một trò đùa. Bố mẹ là người yêu con cái vô cùng. Tất cả mọi người đều biết rằng con cái sẽ hạnh phúc nhất, đầy đủ nhất khi ở với cả bố và mẹ. Vậy tại sao bà lại ép trẻ phải lựa chọn giữa bố và mẹ? Và khi nói đến chuyện bố mẹ ly hôn, trẻ sẽ bị ám ảnh tâm lý, sợ hãi và chán nản. Điều này làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ.
"Nó vẫn còn bé mà, có biết gì đâu."
Khi trẻ mắc lỗi sai, bố mẹ sẽ thường đánh đòn hoặc phạt trẻ. Tuy nhiên, người ông bà lại quá xót cháu, thường bênh vực rằng cháu còn bé, chưa biết gì, nên nương tay cho trẻ. Những lời bênh vực thường làm hư trẻ, khiến trẻ không biết lỗi lầm của bản thân và tiếp tục tái phạm những lỗi lầm đó.
"Con không phải làm, cứ để bà làm cho"
Nhiều người già rất thương cháu. Họ muốn tự tay làm mọi việc cho cháu vì không muốn cháu động chân, động tay vào làm việc gì. Thực tế, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý và kỹ năng của trẻ nhỏ. Trẻ được bao bọc quá kỹ, được bà phục vụ từng miếng ăn, giấc ngủ sẽ trở nên ỷ lại, không biết tự lo cho bản thân mình. Nếu bạn thấy ông bà nói những câu này với cháu nhỏ, bạn cần thẳng thắn sửa đổi để không làm ảnh hưởng xấu đến tính cách của trẻ.
Dù một số lời nhận xét của ông bà là vô tình, vô thưởng vô phạt nhưng vô hình chung lại tác động rất lớn đến trẻ. Vì vậy, bố mẹ cần thẳng thắn góp ý để ông bà sửa đổi. Bạn nên nhớ rằng việc nuôi dạy con là quyền và trách nhiệm của bố mẹ. Ông bà có thể giúp bố mẹ nuôi dạy con nhưng bố mẹ không nên để ông bà nắm toàn quyền nuôi dạy trẻ.