3 lỗi thường gặp của người mới chạy xe côn tay

Sử dụng xe côn tay đòi hỏi người lái phải có một số kỹ năng cơ bản – khác với những xe số thông thường. Điều này giúp tăng hiệu quả sử dụng xe cũng như giảm nguy cơ xảy ra tai nạn.

So với xe số hay xe tay ga, điểm khác biệt giúp xe côn tay được người dùng lựa chọn là khả năng làm chủ sức mạnh của chiếc xe nhiều hơn thông qua thao tác sử dụng tay côn và hộp số.

Tuy nhiên, những người chưa có nhiều kinh nghiệm sử dụng xe côn tay thường mắc một số sai lầm có thể khiến bộ nồi (ly hợp) nhanh hỏng và việc lái xe gặp nguy hiểm.

Rà tay côn liên tục

Về mặt cấu tạo, bộ nồi gồm nhiều lá thép và lá bố được ép chặt vào nhau thông qua các lò xo. Khi bóp tay côn, các lá thép và lá bố bên trong bộ nồi sẽ tách rời khỏi nhau và ngắt truyền động.

Còn khi nhả côn, lá thép và lá bố dần ma sát rồi tiếp xúc và dính chặt với nhau để truyền chuyển động xoay từ trục khuỷu động cơ đến trục của hộp số. Khi người lái gài số, bánh sau sẽ được kéo và quay thông qua bộ nhông sên dĩa.

Rà tay côn liên tục là hành vi người lái không nhả hết côn mà bóp giữ một lực kéo dài trong suốt quá trình chạy xe trên đường. Việc này khác với thao tác giữ côn một thời gian ngắn khi bắt đầu đề-pa di chuyển hoặc lúc chuẩn bị ngừng lại để xe không bị tắt máy.

3 lỗi thường gặp của người mới chạy xe côn tay

Người lái có thói quen bóp giữ tay côn trong khi lái xe khiến bộ nồi nhanh mòn và hư hỏng.

Khi rà côn liên tục, các lá thép và lá bố bên trong bộ nồi không tách rời hay tiếp xúc hoàn toàn mà chúng sẽ trượt ma sát với nhau. Về lâu dài lớp bố bị mài mòn nhanh chóng, giảm khả năng làm việc. Từ đó dẫn đến lá bố và lá thép không thể bám vào nhau hoàn toàn, làm giảm hiệu suất truyền động từ động cơ đến hộp số, khiến xe bị ì và chạy yếu.

Hiện tượng này còn được gọi là bị cháy nồi và khiến cảm giác khi bóp tay côn không còn tự nhiên như trước. Lúc này, người dùng cần mua bộ lá thép và lá bố mới để thay thế để khắc phục việc không bắt côn.

Cắt côn khi đang phanh, đi xuống đèo dốc

Theo phản xạ tự nhiên, người lái thường bóp hết côn (âm côn, cắt côn) cùng lúc khi bóp phanh để dừng xe. Điều này một phần xuất phát từ tâm lý muốn tránh để động cơ bị tắt khi xe dừng hẳn, một phần vì ý nghĩ ngắt ly hợp sẽ giúp việc phanh xe hiệu quả hơn.

Thực tế mọi việc lại không như vậy. Khi bóp côn đồng thời với thao tác bóp và đạp phanh, xe sẽ không sử dụng được lực hãm tốc từ động cơ mà chỉ giảm tốc bằng lực ma sát giữa bánh xe và mặt đường. Từ đó khiến hiệu quả phanh sẽ kém hơn và quãng đường phanh dài hơn, dẫn đến mất an toàn khi lưu thông trên đường.

Thao tác phanh tốt nhất đối với xe côn tay là không rà côn hoặc âm trong lúc xe đang giảm tốc. Chỉ sử dụng tay côn nếu muốn về số thấp nhằm tận dụng thêm lực hãm của động cơ để giảm tốc. Đến khi xe dừng lại hẳn mới bóp côn để giữ cho xe không bị tắt máy.

Tương tự, trường hợp đi xuống đèo dốc người lái xe côn được khuyến cáo không cắt côn. Lúc này, nếu không có động cơ hỗ trợ hãm xe lại thì hệ thống phanh sẽ phải làm việc liên tục, có thể dẫn đến quá nhiệt và mất phanh rất nguy hiểm. Khi đổ đèo hoặc xuống dốc, nên chọn cấp số thấp phù hợp (số 2 hoặc 3) để duy trì vận tốc an toàn mà vẫn không cần sử dụng nhiều đến phanh.

Bóp côn hoặc chuyển số lúc vào cua

Trong quá trình vào cua của xe 2 bánh nói chung, bánh sau đóng vai trò cung cấp sức kéo và duy trì độ bám với mặt đường. Vì vậy, xe đang di chuyển trong cua mà người lái cắt côn hoặc bóp côn để chuyển số sẽ khiến bánh sau quay trơn theo quán tính.

Độ bám giảm kết hợp cùng lực ly tâm có thể làm xe bị trượt và tăng nguy cơ xảy ra tai nạn. Điều này càng dễ xảy ra khi gặp điều kiện mặt đường xấu như cát, đất hay đường ướt do trời mưa.

Để không gặp nguy hiểm khi vào cua với xe côn tay, người lái tuyệt đối không cắt côn lúc xe đang di chuyển trong cua. Thao tác sang số nên thực hiện trước và sau cua, cụ thể là về số thấp giảm tốc để chuẩn bị vào cua và lên số cao tăng tốc khi đã thoát cua. Trong cua chỉ sử dụng phanh và ga để giữ xe ở tốc độ phù hợp.

Tóm lại, cách khắc phục cả 3 lỗi sai kể trên là người lái xe côn tay cần tập thói quen nắm tròn các ngón tay vào ghi-đông và chỉ chạm đến tay côn cần vào những lúc cần sử dụng như chuyển số, bắt đầu đề-pa hay giữ côn khi đi tốc độ chậm.

Theo Zing

Đọc thêm

Giá lăn bánh xe máy Honda ICON e: 2025

Giá lăn bánh xe máy Honda ICON e: 2025

Giá lăn bánh của xe máy điện Honda ICON e: 2025 dao động khoảng trên 30 triệu đồng, tùy thuộc vào phiên bản và địa phương đăng ký. Theo kế hoạch, ICON e: bán ra thị trường từ ngày 12/4/2025.
Loạt xe Kia và Mazda nhận ưu đãi lớn

Loạt xe Kia và Mazda nhận ưu đãi lớn

Chào mừng đại lễ 30/4 và 1/5, THACO AUTO triển khai chương trình ưu đãi đặc biệt cùng nhiều quà tặng hấp dẫn cho khách hàng mua xe thương hiệu Kia và Mazda trên toàn quốc.
Mazda CX-5 thế hệ mới lộ diện: Đẹp hơn, rộng hơn, có phiên bản Hybrid

Mazda CX-5 thế hệ mới lộ diện: Đẹp hơn, rộng hơn, có phiên bản Hybrid

Dù đã gần 9 năm tuổi, Mazda CX-5 vẫn là mẫu xe bán chạy nhất của hãng tại Mỹ trong năm 2023 với doanh số đạt hơn 134.000 xe. Sự xuất hiện của CX-50 từng khiến nhiều người nghi ngờ về tương lai của CX-5, nhưng Mazda đã chọn con đường khác: giữ cả hai, và chuẩn bị tung ra CX-5 thế hệ thứ 3 hoàn...
Xem trước mẫu SUV điện 3 hàng ghế của Lexus

Xem trước mẫu SUV điện 3 hàng ghế của Lexus

Lexus – thương hiệu vốn nổi tiếng với những bước đi cẩn trọng – đang dần tăng tốc trong cuộc đua xe điện. Và mẫu SUV 3 hàng ghế chạy hoàn toàn bằng điện sắp ra mắt của hãng chính là minh chứng rõ ràng nhất.
Thói quen cần bỏ khi lái xe số sàn

Thói quen cần bỏ khi lái xe số sàn

Lái xe số sàn yêu cầu người lái có kỹ năng kiểm soát bộ ly hợp hợp lý để đảm bảo an toàn và duy trì tuổi thọ của xe. Tuy nhiên, nhiều tài xế vän mắc những sai lầm khi vận hành xe số sàn.
Những lưu ý quan trọng khi mua xe ô tô cũ

Những lưu ý quan trọng khi mua xe ô tô cũ

Mua ô tô đã qua sử dụng là giải pháp tối ưu cho những ai muốn sở hữu phương tiện di chuyển với chi phí hợp lý. Tuy nhiên, để tránh mua phải xe kém chất lượng, người mua cần kiểm tra kỹ lưỡng từng chi tiết quan trọng.