Cụ bà qua đời năm 2021 ở tuổi 115. Yumi Yamamoto, chắt gái của cụ Nakachi, hiện là chủ tịch nghiên cứu tại khu vực Nhật Bản của tổ chức Longevi Quest. Đơn vị này thường xác nhận độ tuổi của những người già nhất thế giới.
Yamamoto đã thu thập rất nhiều lời khuyên để sống lâu nhờ nói chuyện với bà cố của mình và những người sống lâu trăm tuổi mỗi ngày.
Kiên trì giữ thói quen
Hầu hết những người từ một trăm tuổi trở lên mà Yamamoto từng gặp đều duy trì thói quen sinh hoạt trong suốt thời gian dài.
Một số thói quen lành mạnh của họ là tập thể dục hằng ngày và ưu tiên kết nối với mọi người xung quanh hơn tập trung quá mức vào công việc. Cụ Nakachi cũng duy trì thường xuyên thói quen tập luyện và ăn uống lành mạnh trong hàng chục năm.
Theo Yamamoto, chính việc thực hiện các thói quen một cách nhất quán sẽ giúp kéo dài tuổi thọ, dù cho thói quen đó là làm việc, uống một ly rượu sake hay leo cầu thang vài lần lần mỗi ngày.
Có kỷ luật
Có kỷ luật tự giác tốt sẽ giúp duy trì một thói quen nhất quán. Yamamoto cho biết đây là một phần quan trọng trong cuộc đời của bà cố của cô.
"Bà cố của tôi rất kỷ luật và nghiêm khắc với bản thân. Tôi nghĩ rằng lối sống ngăn nắp và kỷ luật có thể đã góp phần kéo dài tuổi thọ của bà", Yamamoto nói.
Những người Siêu trường thọ mà cô nói chuyện cũng cũng có sự kỷ luật và nghiêm khắc trong thói quen ăn uống và ngủ nghỉ của họ.
“Họ sẽ không ăn uống quá mức, ngủ quá ít hay quá nhiều”, cô nói.
Yumi Yamamoto cùng bà cố Shigeyo Nakachi (ảnh trái), người lớn tuổi thứ hai còn sống ở Nhật Bản vào năm 2021, và Shitsui Hakoishi, thợ cắt tóc lâu đời nhất thế giới (ảnh phải). Ảnh: LongeviQuest
Làm mọi việc có chừng mực
Mặc dù những người sống trên 100 tuổi ở Nhật Bản rất kỷ luật, họ vẫn cho phép mình được tận hưởng một cách có kiểm soát.
Trong khi “những người bình thường” có thể không cưỡng lại được cả một thanh chocolate, nhiều người trên trăm tuổi sẽ không bao giờ ăn hết cả thanh. Tập tục “hara hachi bu” của người Nhật, có nghĩa là chỉ ăn đến khi no 80%, củng cố cho hành động này của những người Siêu trường thọ.
Tuy nhiên, họ cũng không ép bản thân làm bất cứ điều gì họ không muốn.
“Đó là cách để vừa có sự cân bằng, vừa giữ thói quen trong cuộc sống”, Yamamoto nói.
Ví dụ, bà cố của cô rất kỷ luật trong các lĩnh vực khác của cuộc sống, nhưng vẫn thi thoảng ăn cá, sữa, sữa chua và các sản phẩm từ sữa dù đây là các thực phẩm bà không thích.
Sống lạc quan, giảm căng thẳng
Lời khuyên cuối cùng mà Yamamoto chia sẻ cũng là điều mà nhiều người sống trên trăm tuổi và trăm tuổi khác nói. Đó là đừng căng thẳng quá mức.
“Đừng để bản thân ở trong một môi trường quá căng thẳng hoặc quá sức chịu đựng”, Yamamoto nói, thêm rằng bà cố của cô luôn duy trì trạng thái tâm trí cân bằng, giữ sự bình tĩnh và nghiêm nghị, bất chấp những điều đang diễn ra xung quanh.
Nghiên cứu mới do các chuyên gia tại Bộ Cựu chiến binh Mỹ thực hiện, với sự tham gia của hơn 700.000 tình nguyện viên, ước tính có tới 90% loại bệnh tật sinh ra từ tình trạng căng thẳng. Tác hại của stress mạn tính bao gồm mất ngủ, rụng tóc, đau đầu, viêm nhiễm nguy hiểm từ bên trong.
Một công trình khác công bố trên Tạp chí Hiệp hội Lão khoa Mỹ năm 2022, các chuyên gia Đại học Harvard đã tìm thấy mối liên hệ giữa mức độ lạc quan và những người sống thọ (từ 90 tuổi trở lên). Các nhà khoa học đã theo dõi gần 160.000 phụ nữ từ 50 đến 79 tuổi trong 26 năm. Tình nguyện viên được yêu cầu điền vào bảng hỏi, mức độ lạc quan xếp theo điểm số.
Kết quả cho thấy những phụ nữ có mức độ lạc quan cao thường sống lâu hơn, nhiều khả năng sống đến ngoài 90 tuổi so với những người bi quan. Kết quả không thay đổi sau khi chuyên gia đã loại bỏ các yếu tố ảnh hưởng như trình độ học vấn, kinh tế và sắc tộc.