5 di chứng tai biến mạch máu não cần cảnh giác

Đột quỵ hay còn gọi là tai biến mạch máu não là một trong 5 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay. Bệnh xảy ra đột ngột, khó kiểm soát và để lại nhiều di chứng phức tạp.

Bạn biết gì về tai biến mạch máu não?

Tai biến mạch máu não xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và chỉ vài phút sau đó các tế bào não bắt đầu chết. Do vậy, tai biến mạch máu não vẫn luôn được đánh giá là một trong những bệnh lý thần kinh nguy hiểm và phổ biến nhất.

Tai biến mạch máu não xảy ra do 2 nguyên nhân:

- Thiếu máu não: do tình trạng tắc mạch, xuất hiện cục huyết khối tại chỗ do vữa xơ động mạch, mảng bám,… khiến máu không thể lưu thông lên não. Đây là nguyên nhân gây ra 80 - 85% các ca bệnh tai biến gây đột quỵ.

- Chảy máu não: chiếm 15-20%, có thể do tăng huyết áp, chảy máu dưới nhện do vỡ phình mạch, chảy máu do huyết khối tĩnh mạch não.

5 di chứng tai biến mạch máu não thường gặp

Sau cơn tai biến, bệnh nhân thường gặp phải nhiều di chứng. Có 5 di chứng phổ biến nhất là:

Liệt vận động:

Theo thống kê có khoảng 90% người bệnh sau tai biến đối mặt với di chứng liệt vận động như liệt nửa người, liệt tay chân, liệt mặt, liệt các dây thần kinh sọ não... Khiến bệnh nhân khó khăn trong sinh hoạt, đặc biệt nếu phải nằm lâu ngày có thể gây cứng khớp, loét các điểm tỳ đè, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu… đôi khi là tử vong.

5 di chứng tai biến mạch máu não cần cảnh giác

Liệt vận động là di chứng phổ biến sau đột quỵ

Đối với di chứng liệt vận động, người bệnh bắt buộc phải thực hiện các bài tập phục hồi chức năng để cải thiện tuần hoàn máu, tránh ứ trệ, cứng khớp, giúp cơ thể ổn định từ từ.

Rối loạn ngôn ngữ:

Tai biến có thể gây tổn thương vùng não chi phối chức năng ngôn ngữ vì vậy có thể gây ra di chứng rối loạn ngôn ngữ. Biểu hiện của di chứng này là: Nói ngọng, nói lắp, âm thanh bị thay đổi, phát âm khó khăn, diễn đạt suy giảm, nặng hơn là không thể nói được.

Cách phổ biến hiện nay để điều trị rối loạn ngôn ngữ hậu tai biến là các bài luyện nói, tập nói giúp người bệnh học và rèn luyện lại khả năng giao tiếp. Đồng thời cũng giúp người bệnh tránh được cảm giác buồn chán và áp lực qua việc trao đổi, trò chuyện, khích lệ từ đó phục hồi ngôn ngữ nhanh chóng.

Suy giảm nhận thức:

Đây là một trong những biến chứng nặng nề nhất của bệnh tai biến mạch máu não khiến trí tuệ của người bệnh sa sút nghiêm trọng.

Người bệnh bị rối loạn và suy giảm nhận thức có các biểu hiện như: Suy giảm trí nhớ, đầu óc lơ mơ không tỉnh táo, hay quên, mất khả năng xác định phương hướng, thời gian lâu dần là mất trí nhớ hoàn toàn… Di chứng này rất khó điều trị và tốn nhiều thời gian, công sức để phục hồi ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt và công việc.

Rối loạn tiểu tiện:

Người bị đột quỵ thường sẽ gặp phải tình trạng rối loạn cơ vòng. Kết hợp với rối loạn cảm giác và nhận thức khiến người bệnh không kiểm soát được vấn đề tiểu tiện, từ đó, tiểu tiện không tự chủ. Đối với di chứng này gia đình người bệnh cần dành nhiều thời gian vào khâu chăm sóc, đảm bảo vệ sinh sạch sẽ để giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu.

Trầm cảm, rối loạn cảm xúc:

Không hiếm người bệnh sau khi trải qua tai biến mạch máu não phải đối mặt với di chứng trầm cảm và rối loạn cảm xúc. Hầu hết người bệnh đều mất đi một phần khả năng tự chăm sóc bản thân và phải nhờ đến sự chăm sóc của gia đình. Đây cũng là những nguyên nhân khiến người bệnh mặc cảm, tự ti, suy nghĩ nhiều dẫn tới rối loạn cảm xúc, dễ cáu gắt, kích động và nặng nhất là trầm cảm.

Giải pháp giúp người bệnh sớm quay trở lại cuộc sống sau tai biến

Ngoài các phương pháp vật lý trị liệu để phục hồi chức năng, bản thân người bệnh và gia đình cũng cần lưu tâm đến các yếu tố như:

- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn dạng lỏng dễ tiêu hóa. Cung cấp đầy đủ nhóm vitamin, chất xơ và hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ.

- Kết hợp tập luyện tại nhà: Các bài tập nhẹ trong thời gian đầu sau tai biến là rất cần thiết. Tùy theo mức độ của di chứng, gia đình và nhân viên y tế cần hỗ trợ để người bệnh có thể thực hiện các bài tập trong một thời gian tối thiểu và tăng dần độ khó và cường độ tập luyện.

- Thường xuyên động viên, chia sẻ, khích lệ: Đây là hành động giúp người bệnh giữ được tinh thần lạc quan, tích cực, hạn chế nguy cơ lo âu, tự ti, trầm cảm.

- Thăm khám định kỳ để phát hiện và giảm thiểu các yếu tố nguy cơ, dự phòng tái phát đột quỵ

Ngoài ra, người bệnh có thể sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ hoạt huyết thông mạch, hỗ trợ tăng cường lưu thông máu vừa an toàn và hỗ trợ tốt cho người sau tai biến mạch máu não do tắc mạch.

Theo SK&ĐS

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.