Tắm đêm có phải là nguyên nhân gây đột quỵ?

Theo bác sĩ Thu Hà, tắm đêm muộn hay dùng nước quá lạnh không phải nguyên nhân gây đột quỵ nhưng chúng thúc đẩy các yếu tố nguy cơ khiến bệnh nặng hơn.

Bác sĩ chuyên khoa I Bùi Thị Thu Hà, Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, cho biết đột quỵ hay tai biến mạch máu não thường xảy ra đột ngột khi nguồn máu cung cấp cho não bị tắc nghẽn, gián đoạn hoặc suy giảm. Khi đó, não bị thiếu oxy, dinh dưỡng và các tế bào của cơ quan này bắt đầu chết trong vòng vài phút.

Người bị đột quỵ có nguy cơ tử vong cao nếu không được phát hiện và cấp cứu kịp thời. Đây là một trong những bệnh lý thần kinh nguy hiểm và phổ biến nhất.

Nguyên nhân gây đột quỵ

Theo bác sĩ Thu Hà, hiện có các loại đột quỵ chính là thiếu máu cục bộ, xuất huyết và thiếu máu não thoáng qua (TIA).

Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh này là từ yếu tố có thể kiểm soát như:

- Tăng huyết áp: Tạo điều kiện hình thành các cục máu đông, cản trở quá trình lưu thông máu lên não hay gây sức ép lên thành động mạch và dẫn đến xuất huyết não.

- Hút thuốc: Khói thuốc gây tổn thương thành mạch máu, gia tăng xơ cứng động mạch và là nguyên nhân gây tăng huyết áp.

- Hội chứng chuyển hóa: Bệnh lý này ngày càng phổ biến trên toàn thế giới.

- Bệnh tim mạch: Suy tim, rung tâm nhĩ, nhiễm trùng tim, rối loạn nhịp tim có nguy cơ đột quỵ cao.

- Đái tháo đường.

- Thiếu máu não thoáng qua.

Đột quỵ là một trong những bệnh lý thần kinh nguy hiểm và phổ biến nhất.Ảnh: Inf.

Ngoài ra, bệnh còn đến từ các yếu tố không thể kiểm soát được :

- Tuổi tác: Độ tuổi nào cũng có nguy cơ đột quỵ, tuy nhiên người già có nguy cơ đột quỵ cao hơn, đặc biệt là sau tuổi 55.

- Giới tính: Nam giới có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với nữ giới.

- Chủng tộc: Người Mỹ gốc Phi có nguy cơ mắc đột quỵ cao gấp 2 lần so với người da trắng.

- Tiền sử gia đình: Người có người thân từng bị đột quỵ hoặc mắc các bệnh lý nhồi máu cơ tim, thiếu máu não thoáng qua có nguy cơ đột quỵ cao hơn so với người bình thường.

Đột quỵ và tắm đêm

Đang trong tháng cao điểm của mùa hè, thời tiết nắng nóng kéo dài, một số trường hợp đột quỵ xảy ra sau khi tắm đêm hoặc tắm lạnh đột ngột. Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cho hay về mặt dịch tễ học , tỷ lệ bị đột quỵ thay đổi theo mùa. Tỷ lệ đột quỵ vào mùa đông cao hơn so với mùa hè.

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ phổ biến hơn vào mùa đông. Bên cạnh đó, đột quỵ xuất huyết phổ biến hơn vào mùa xuân. Tiên lượng xấu với những bệnh nhân bị đột quỵ vào mùa đông. Tỷ lệ tử vong cho thấy sự thay đổi theo mùa với đỉnh điểm vào mùa đông.

Một nghiên cứu đăng trên tạp chí dịch tễ học lâm sàng cho thấy nhiệt độ giảm 5 độ C có liên quan việc tăng 7% số người nhập viện vì đột quỵ. Các tác giả cho rằng tỷ lệ đột quỵ cao là do thay đổi thành phần lipid, huyết áp và đông máu trong mùa đông.

Tuy nhiên, khi tắm lạnh và đặc biệt là tắm đêm, việc thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể ảnh hưởng gián tiếp đến các yếu tố nguy cơ như tăng huyết áp, đái tháo đường, xơ vữa mạch máu… Đây là các nguyên nhân gây đột quỵ não.

“Về mặt sinh lý bệnh, sự hoạt hóa của hệ thần kinh giao cảm và bài tiết catecholamine tăng lên khi phản ứng với nhiệt độ lạnh, có thể dẫn đến tăng huyết áp, tăng gánh nặng cho tim. Hơn nữa, trong quá trình tắm đêm với nước lạnh, nhiệt độ da giảm gây ra phản ứng hô hấp mạnh mẽ, được gọi là”sốc lạnh“, bao gồm thở hổn hển, tăng thông khí, giảm C02, nhịp tim nhanh, co mạch ngoại vi và tăng huyết áp. Những phản ứng hô hấp này và sự thay đổi trong lưu lượng máu não có thể dẫn đến chấn thương thần kinh, đột quỵ não”, bác sĩ Thu Hà phân tích.

Tắm đêm có phải là nguyên nhân gây đột quỵ?

Bác sĩ Bùi Thị Thu Hà cho hay về mặt dịch tễ học, tỷ lệ bị đột quỵ thay đổi theo mùa. Ảnh: Endavet.

Vị chuyên gia này nhấn mạnh tắm đêm muộn hay tắm quá lạnh vào ban đêm không phải nguyên nhân gây đột quỵ nhưng chúng là yếu tố thúc đẩy các yếu tố nguy cơ gây bệnh nặng hơn. Do đó, đột quỵ dễ xảy ra, đặc biệt người cao tuổi, có nhiều bệnh nền.

Điều trị đột quỵ như thế nào?

Theo bác sĩ Hà, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào chết càng nhiều, khả năng vận động và tư duy của cơ thể càng bị ảnh hưởng, thậm chí có thể tử vong. Vì vậy, người bị đột quỵ cần được cấp cứu y tế, chẩn đoán và điều trị ngay lập tức.

“Thời gian vàng” trong cấp cứu đột quỵ rất quan trọng. Chúng được hiểu là thời gian tốt nhất để cấp cứu, điều trị bệnh nhân đột quỵ, có tỷ lệ phục hồi cao và biến chứng thấp nhất. Trong 3-4,5 giờ đầu, bệnh nhân cần dùng thuốc tan máu đông đối với nhồi máu não. Trong 6 giờ đầu, người bệnh cần can thiệp lấy huyết khối.

“Tùy theo tình trạng của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định các can thiệp y học cần thiết để cứu sống bệnh nhân và hạn chế tàn tật sau hồi phục. Bệnh nhân đột quỵ cần được thăm khám, chẩn đoán và điều trị nhanh nhất, tránh lỡ thời gian vàng khiến tổn thương não nặng, hiệu quả can thiệp kém dẫn đến tai biến sau can thiệp cao”, bác sĩ Thu Hà nói.

Bác sĩ Hà nhấn mạnh bệnh đột quỵ không có biểu hiện sớm để phòng bệnh. Bệnh nhân đã có biểu hiện tức là tình trạng đột quỵ đã xảy ra. Ba dấu hiệu phổ biến và dễ nhận biết nhất khi bệnh nhân bị đột quỵ là đột ngột méo miệng, cơ mặt thay đổi không cân xứng, tay chân yếu, giọng nói thay đổi.

Khi thấy bệnh nhân có biểu hiện trên, cách xử lý bước đầu mà người nhà có thể làm là tránh để bệnh nhân té ngã gây tổn thương não. Sau đó, đưa bệnh nhân đến bệnh viện để bác sĩ can thiệp càng sớm càng tốt.

Theo Zing.vn

Đọc thêm

Bị lệch khớp cắn có nguy hiểm không?

Bị lệch khớp cắn có nguy hiểm không?

Sai lệch khớp cắn không chỉ gây mất thẩm mỹ khuôn mặt mà để lâu ngày còn gây ra nhiều bệnh lý răng miệng nặng nề khác, như: giảm khả năng ăn nhai, dễ bị sâu răng, viêm nha chu…
Tin mừng cho người thích ăn chuối

Tin mừng cho người thích ăn chuối

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, ăn một quả chuối mỗi ngày có thể cải thiện sức khỏe răng miệng, tránh bệnh loãng xương, bảo vệ phổi và đường ruột…
Nguy cơ mất răng vĩnh viễn vì sâu răng

Nguy cơ mất răng vĩnh viễn vì sâu răng

Sâu răng không chỉ gây đau nhức, khó chịu cho người bệnh mà nếu không được phát hiện, điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng và nguy cơ mất răng vĩnh viễn.
Lý do nên ăn khoai lang thường xuyên

Lý do nên ăn khoai lang thường xuyên

Khoai lang giàu chất dinh dưỡng khiến chúng trở thành một trong những thực phẩm lành mạnh nhất, có thể đưa vào chế độ ăn uống hàng ngày…
Mòn răng và những hậu quả nghiêm trọng

Mòn răng và những hậu quả nghiêm trọng

Mòn răng là tình trạng mất đi mô răng do tác động của các yếu tố bên ngoài hoặc bên trong cơ thể, dẫn đến việc bề mặt răng trở nên mỏng hơn, thậm chí có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng như sâu răng, viêm nướu hay đau nhức.
Răng xỉn màu do đâu?

Răng xỉn màu do đâu?

Vì sao răng xỉn màu theo thời gian cho dù chúng ta vệ sinh răng miệng kỹ càng? Biết được các nguyên nhân khiến răng bị xỉn màu sẽ giúp bạn phòng ngừa và xử lý sớm.
Những lưu ý quan trọng khi trẻ thay răng sữa

Những lưu ý quan trọng khi trẻ thay răng sữa

Tình trạng trẻ em thay răng sữa quá sớm hoặc quá muộn không phải là hiếm. Cùng Nha khoa Mai Hùng Group (TP Hà Tĩnh) tìm hiểu tầm quan trọng và lưu ý những gì khi trẻ thay răng sữa.
5 thói quen tưởng lành mạnh nhưng khiến già nhanh

5 thói quen tưởng lành mạnh nhưng khiến già nhanh

Nhiều người tìm cách lưu giữ tuổi thanh xuân bằng việc tập thể thao đều đặn, dùng thực phẩm chức năng, tránh tiếp xúc ánh nắng... nhưng đôi khi chính những việc này khiến họ già hơn.
Có nên cạo vôi răng?

Có nên cạo vôi răng?

Nhiều người có suy nghĩ rằng vôi răng sẽ giúp bảo vệ răng hay cạo vôi răng sẽ làm răng yếu đi... nhưng thực tế không phải như vậy.
5 bài tập cường độ thấp tốt nhất giúp đốt cháy mỡ nội tạng

5 bài tập cường độ thấp tốt nhất giúp đốt cháy mỡ nội tạng

Nhiều người cho rằng, việc đốt cháy calo, loại bỏ mỡ nội tạng phải nhờ đến các bài tập cường độ cao. Tuy nhiên, việc tập luyện một số bài tập tác động thấp cũng có thể đốt cháy calo và cải thiện sức khỏe tim mạch, đồng thời đánh tan loại mỡ cứng đầu này.