7 nguyên tắc quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

Việc thay đổi lối sống, thực hiện chế độ ăn chuyên biệt có thể giúp bệnh nhân suy tim phòng ngừa tình trạng bệnh nặng hơn, ngăn chặn sự phát triển một số bệnh mạn tính và cải thiện sức khỏe tổng thể.

Theo BS. Nguyễn Thị Bích Ngọc - Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành, suy tim là tình trạng tim không đủ khả năng bơm để cung cấp máu, đảm bảo cho các nhu cầu hoạt động của cơ thể. Đây là bệnh lý thường gặp và nguy hiểm. Tuy nhiên nếu được phát hiện, điều trị bệnh đúng và kịp thời sẽ làm giảm biến chứng, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

Đối với bệnh nhân được chẩn đoán suy tim, việc tuân thủ điều trị là rất cần thiết. Ngoài ra, bệnh nhân cần thực hiện , khoa học, tập luyện, nghỉ ngơi phù hợp, thay đổi thực đơn theo chế độ ăn chuyên biệt cho bệnh suy tim.

1. Tầm quan trọng của chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

Theo ThS.BS. Lê Thị Hải, nguyên Giám đốc Trung tâm Khám tư vấn dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, khi bị suy tim, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa tim mạch thì chế độ dinh dưỡng cho bệnh suy tim cũng rất cần thiết, góp phần hạn chế sự tiến triển và biến chứng của bệnh, làm giảm các triệu chứng khó thở, mệt mỏi, đau ngực, ho, phù...

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng đối với bệnh nhân suy tim. Người bệnh suy tim cần thực hiện chế độ ăn theo khuyến cáo của bác sĩ. Chế độ dinh dưỡng cần được điều chỉnh theo từng giai đoạn của bệnh để hạn chế sự tiến triển và biến chứng của bệnh, giúp người bệnh suy tim cải thiện chất lượng sống.

Chế độ ăn phù hợp góp phần hạn chế sự tiến triển và biến chứng của bệnh suy tim.
Chế độ ăn phù hợp góp phần hạn chế sự tiến triển và biến chứng của bệnh suy tim.

Chế độ ăn giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh: Các loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giúp chống viêm, làm giảm bớt tình trạng phù nề, khó thở, mệt mỏi, cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh suy tim.

Các thực phẩm tốt cho tim giúp ngăn ngừa biến chứng của bệnh: Giảm nguy cơ suy tim tiến triển, nhập viện và tử vong.

Thực phẩm lành mạnh giúp bệnh nhân suy tim cải thiện sức khỏe tổng thể: Giúp bệnh nhân duy trì cân nặng hợp lý, kiểm soát huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu.

2. Những dưỡng chất cần thiết cho bệnh nhân suy tim

Bên cạnh việc tuân thủ chế độ dinh dưỡng hợp lý, bệnh nhân suy tim cũng cần bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết để hỗ trợ điều trị, cải thiện sức khỏe. Dưới đây là một số dưỡng chất quan trọng:

Vitamin B1 (Thiamin)

Vitamin B1 có chức năng hỗ trợ cơ thể chuyển hóa carbohydrate thành năng lượng, giúp tim hoạt động hiệu quả hơn. Thiếu vitamin B1 có thể dẫn đến mệt mỏi, yếu cơ, khó thở.

Các thực phẩm giàu vitamin B1 bao gồm: thịt nạc, cá, ngũ cốc nguyên hạt, đậu, hạt.

Vitamin D

Giúp cơ thể hấp thu canxi, cần thiết cho sức khỏe của tim và xương. Thiếu vitamin D có thể dẫn đến suy tim, loãng xương, yếu cơ.

Các thực phẩm giàu vitamin D bao gồm: cá béo, trứng, sữa, các sản phẩm từ sữa tăng cường, nấm.

Kali cần thiết cho bệnh nhân suy tim

Bệnh nhân suy tim nên ăn thực phẩm có kali vì chúng rất cần cho hoạt động của tế bào cơ tim, giúp điều hòa huyết áp, nhịp tim. Bệnh nhân suy tim thường bị giảm kali do tác dụng phụ của thuốc lợi tiểu.

Thiếu kali có thể dẫn đến nhịp tim không đều, yếu cơ, chuột rút. Các thực phẩm giàu kali bao gồm: thịt lợn nạc, bông cải xanh, bơ, nho, chuối, khoai lang, rau bina, cà chua, bắp cải, đậu nành, đỗ các loại, các sản phẩm từ sữa.

Magie

Magie là một khoáng chất cần thiết giúp cơ bắp hoạt động bình thường, điều hòa huyết áp. Thiếu magie có thể dẫn đến nhịp tim không đều, yếu cơ, chuột rút.

Các thực phẩm giàu magie bao gồm: các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, rau xanh, đậu nành, các sản phẩm từ sữa.

Coenzyme Q10 (CoQ10)

Là một chất chống oxy hóa giúp bảo vệ tim khỏi tổn thương. CoQ10 có thể giúp cải thiện các triệu chứng suy tim như mệt mỏi, khó thở.

CoQ10 được tìm thấy trong một số thực phẩm như thịt, cá, trái cây, rau xanh. Tuy nhiên, lượng CoQ10 trong thực phẩm thường không đủ để đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân suy tim. Do đó, bệnh nhân suy tim có thể cần bổ sung CoQ10 dưới dạng thực phẩm chức năng theo chỉ định của bác sĩ.

Ngoài những dưỡng chất trên, bệnh nhân suy tim cũng cần bổ sung đầy đủ các vitamin, khoáng chất khác như vitamin C, vitamin E, selen, kẽm, acid béo omega-3.

Trái cây, rau xanh tốt cho người bệnh suy tim. Ảnh minh họa.
Trái cây, rau xanh tốt cho người bệnh suy tim. Ảnh minh họa.

3. Một số nguyên tắc chung trong chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim

Người bệnh suy tim nên ăn nhiều trái cây, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt

Để bắt đầu chế độ ăn lành mạnh, bệnh nhân suy tim hãy cố gắng ăn nhiều loại trái cây, rau quả tươi mỗi ngày. Những thực phẩm này cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ cần thiết cho cơ thể.

Trái cây và rau quả chứa ít calo, có thể giúp người bệnh duy trì cân nặng khỏe mạnh. Chúng cũng chứa nhiều vitamin, khoáng chất, nhiều chất xơ, giúp cơ thể điều chỉnh lượng đường trong máu, điều hòa huyết áp, giảm cholesterol - những tác nhân khiến cho bệnh suy tim tiến triển nhanh hơn.

Các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ, vitamin và các chất chống oxy hóa rất tốt cho sức khỏe tim mạch, làm giảm hấp thu cholesterol, hạn chế hình thành mảng xơ vữa. Rau xanh, trái cây cũng là thực phẩm chứa chất chống oxy hóa tự nhiên tốt cho sức khỏe tim mạch. Một số trái cây tốt đối với bệnh tim mạch như bưởi có thể làm giảm mỡ trong máu, lycopene trong cà chua có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu máu cục bộ...

Chọn thực phẩm giàu protein nạc

Protein nạc giúp cơ thể phục hồi, duy trì sức mạnh cơ bắp. Các nguồn protein nạc tốt bao gồm cá, thịt gà, đậu nành, các sản phẩm từ sữa ít béo.

Người bệnh suy tim nên ăn cá, thịt gia cầm (bỏ da), thịt nạc hoặc các thực phẩm được chế biến từ những nguồn đạm ít béo như trứng, dầu hạt cải, đậu nành… Không nên ăn quá nhiều chất đạm có nguồn gốc từ thịt đỏ, nội tạng động vật, thịt muối...

Giảm tiêu thụ muối

Bệnh nhân suy tim cần hạn chế lượng muối tiêu thụ.
Bệnh nhân suy tim cần hạn chế lượng muối tiêu thụ.

Tiêu thụ quá nhiều muối (natri) có thể dẫn đến giữ nước ở những người bình thường. Ở những người bị suy tim, lượng natri dư thừa gây ra các biến chứng như phù nề, tăng huyết áp khó kiểm soát, làm nặng hơn tình trạng suy tim hiện có.

Người bệnh suy tim ăn nhiều muối sẽ làm tăng giữ nước và phù, ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh. Vì vậy, cần hạn chế tối đa lượng muối sử dụng trong chế độ ăn uống, càng càng tốt. Lượng muối khuyến nghị cho bệnh nhân suy tim thường là dưới 2g mỗi ngày. Đối với những bệnh nhân suy tim nặng cần loại bỏ muối hoàn toàn. Người bệnh cần thực hiện đúng theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Người bệnh suy tim cần tránh thực phẩm chứa nhiều chất béo

Bệnh nhân suy tim luôn được khuyên giảm tối đa chất béo khi ăn. Cụ thể, hạn chế các loại thịt mỡ, thịt đỏ, nên ăn thịt nạc, cá; ưu tiên các món ăn chế biến bằng cách hấp, luộc, thay vì chiên, xào, rán...

Thực phẩm chứa nhiều chất béo và giàu calo góp phần gây béo phì và các biến chứng đối với bệnh nhân tim mạch. Chất béo bão hòa từ động vật, đặc biệt khi kết hợp với carbohydrate có thể tác động xấu đến sức khỏe của tim.

Theo BS. Nguyễn Thị Bích Ngọc (Mạng lưới thầy thuốc đồng hành): Người bệnh suy tim cần hạn chế chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, natri, thịt đỏ, nước ngọt, bánh nướng, các loại thực phẩm và đồ uống có lượng lớn đường tinh luyện.

Bệnh nhân suy tim nên kiểm soát lượng nước uống

Người bệnh suy tim không nên uống quá nhiều nước, phải hạn chế nước đưa vào để giảm tải cho tim, tùy theo tình trạng bệnh để cân bằng lượng nước hằng ngày. Lượng nước khuyến nghị cho bệnh nhân suy tim thường là 1,5-2 lít mỗi ngày. Hạn chế lượng nước giúp giảm bớt tình trạng phù nề.

Bệnh nhân suy tim cần bỏ uống rượu, bia, không hút thuốc lá

Càng uống nhiều rượu, bia càng nguy hiểm với người bệnh tim như gây tăng huyết áp, , bệnh mạch vành, cơ tim giãn nở dẫn đến suy tim, khiến cho tình trạng bệnh ngày càng xấu đi. Rượu, bia làm ngăn cản tim bơm máu tốt như trước đây và có thể làm suy yếu cơ tim. Tốt nhất nên tránh rượu bia dưới mọi hình thức, kể cả rượu vang.

Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh tim mạch và đột quỵ. Các hóa chất trong thuốc lá có thể trực tiếp làm hỏng các động mạch và góp phần gây ra chứng suy tim sung huyết. Thuốc lá chứa nicotin kích thích khiến tim làm việc nhiều hơn, gây tăng huyết áp, khó thở, tức ngực, đau ngực cho người bệnh suy tim.

Vì vậy tốt nhất là người bệnh suy tim không uống rượu bia, không hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe và kiểm soát bệnh của mình.

Hạn chế đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn

Các loại đồ ăn nhanh chế biến sẵn như: đồ hộp, thịt nguội, thịt xông khói, xúc xích, lạp xưởng, giăm bông, mì ăn liền, bánh mì, bánh ngọt, nước ngọt có gas... thường chứa nhiều muối, chất béo, đường, chất phụ gia, bảo quản làm tăng nguy cơ mắc các bệnh béo phì, tăng huyết áp, bệnh tim mạch.

Chế độ ăn cho bệnh nhân suy tim cần được xây dựng dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người. Do đó, bệnh nhân cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về chế độ ăn phù hợp nhất.

Ngoài ra, bệnh nhân suy tim cũng cần lưu ý một số điều sau:

Chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày: Thay vì ăn 3 bữa chính lớn, hãy chia nhỏ thành 5-6 bữa nhỏ để giảm bớt gánh nặng cho tim. Nhai kỹ thức ăn: Nhai kỹ thức ăn giúp tiêu hóa dễ dàng hơn, giảm nguy cơ đầy bụng, khó tiêu. Tránh ăn quá no: Ăn quá no có thể khiến bệnh nhân cảm thấy khó thở, khó chịu.

Bệnh nhân suy tim chỉ nên bổ sung vitamin và khoáng chất theo hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh chế độ ăn uống, bệnh nhân suy tim cũng cần tuân thủ các biện pháp điều trị khác như sử dụng thuốc, tập thể dục và kiểm tra sức khỏe định kỳ.

suckhoedoisong.vn

Đọc thêm

Hân hoan mừng đón Giáng sinh

Hân hoan mừng đón Giáng sinh

Những ngày này, không khí chuẩn bị cho lễ Giáng sinh tại Nhà thờ chính tòa Văn Hạnh (xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh) đang rất khẩn trương. Bà con giáo dân gấp rút hoàn thiện các phần việc cuối cùng trong niềm hân hoan và đoàn kết.
Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Các bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ bạn nên biết

Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu, các hệ thống trong cơ thể chưa phát triển hoàn thiện như ở người lớn. Khi thời tiết chuyển mùa, nhiệt độ đột ngột thay đổi, độ ẩm trong không khí tăng cao, môi trường bụi bẩn tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus có hại cho sức khỏe, sinh sôi, nảy nở. Làm sao để phòng ngừa hiệu quả các bệnh này?
5 thói quen làm đau cột sống

5 thói quen làm đau cột sống

Hiện nay, tỷ lệ bệnh nhân mắc các bệnh lý về cơ xương khớp ngày càng gia tăng và có xu hướng trẻ hóa, đặc biệt là các bệnh lý về cột sống.
Lan tỏa yêu thương từ chương trình trồng răng Implant miễn phí của Nha khoa Mai Hùng Group

Lan tỏa yêu thương từ chương trình trồng răng Implant miễn phí của Nha khoa Mai Hùng Group

Chương trình “Trồng răng Implant miễn phí” được Nha Khoa Mai Hùng Group phối hợp với các đối tác quốc tế tổ chức không chỉ là sự giúp đỡ về mặt y tế, mà còn là món quà của hy vọng, là sự động viên, chia sẻ yêu thương để những người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn Hà Tĩnh tiếp tục nỗ lực vươn lên trong cuộc sống.
Điều gì xảy ra khi gội đầu quá nhiều?

Điều gì xảy ra khi gội đầu quá nhiều?

Gội đầu hằng ngày không chỉ làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên tóc, khiến tóc khô, dễ gãy, gây kích ứng da đầu, mà còn có thể tác động đến tuổi thọ mái tóc.
Thời tiết Hà Tĩnh những ngày tới ra sao?

Thời tiết Hà Tĩnh những ngày tới ra sao?

Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hà Tĩnh cho biết, từ ngày 16-21/12, Hà Tĩnh tiếp tục chịu ảnh hưởng không khí lạnh có cường độ suy yếu chậm nên có ngày hửng nắng xen kẽ có ngày mưa.
Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Vì sao tủ lạnh có mùi hôi? Cách xử lý

Mùi hôi trong tủ lạnh có thể ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm. Hãy cùng khám phá nguyên nhân gây ra mùi khó chịu, tác hại của nó và các mẹo vặt để khắc phục hiệu quả nhé!
Bí quyết phòng ngừa tai biến mạch máu não hiệu quả

Bí quyết phòng ngừa tai biến mạch máu não hiệu quả

Tai biến mạch máu não là vấn đề hay gặp và ngày càng có xu hướng trẻ hóa. Đây là là một tình trạng cấp tính cần cấp cứu kịp thời, nếu không sẽ để lại hậu quả nặng nề, nghiêm trọng nhất là tàn tật và tử vong.