AFP: Việt Nam gặp khó khi cân bằng giữa nuôi tôm và trồng lúa ở ĐBSCL

(Baohatinh.vn) - Từ lâu đã được biết đến như là “vựa lúa” của Việt Nam, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) giờ đây còn có thêm ngành công nghiệp tôm trị giá nhiều tỷ USD và một số lượng đang không ngừng tăng lên những nông dân quyết tâm bắt tay “gây dựng cơ đồ” từ loài động vật giáp xác nhỏ.

afp viet nam gap kho khi can bang giua nuoi tom va trong lua o dbscl

Nuôi tôm ở ĐBSCL. (Ảnh: AFP)

Đeo trên tay chiếc đồng hồ vàng cùng chiếc nhẫn to cũng màu vàng đồng bộ, ông Tang Van Cuol trông khác xa với những nông dân Việt Nam bình thường khác. Uống cạn một chén rượu gạo, người đàn ông 54 tuổi tự hào nói về những dự định làm ăn của mình.

Sau nhiều năm mưu sinh từ cây lúa, trồng hành tây và chăn nuôi vịt, ông Cuol cho biết cuộc sống của ông đã thay đổi nhiều kể từ năm 2000, nhờ đầu tư vào con tôm.

“Nuôi tôm có thể mang lại nguồn thu nhập lớn, không gì có thể so sánh được”, ông Cuol nói trong bữa ăn trưa với bạn bè. Đó là một bữa ăn thịnh soạn với rất nhiều món gồm salad, thịt lợn... và dĩ nhiên, không thể thiếu tôm.

afp viet nam gap kho khi can bang giua nuoi tom va trong lua o dbscl

Bữa ăn thịnh soạn của ông Coul và bạn bè. (Ảnh: AFP)

Người đàn ông từng trải chia sẻ niềm hy vọng sẽ có một mùa tôm bội thu trong năm nay, giúp ông thu về một tỷ đồng - số tiền khổng lồ ở nơi mà người nông dân trồng lúa chỉ kiếm được trung bình khoảng hơn 2 triệu đồng mỗi tháng.

Ngành tôm Việt Nam bắt đầu khởi sắc từ những năm 1990, khi nước biển dâng đẩy nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền ở vùng ĐBSCL. Song song với đó là nhu cầu tôm tăng lên từ thị trường Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

Một số nông dân địa phương nhạy bén đã nhanh chóng nhận ra sự thay đổi và cho rằng đã đến thời điểm chín muồi để đầu tư vào nuôi tôm.

Một phần bộ mặt của tỉnh Sóc Trăng, nơi ông Coul sinh sống, ngày nay đã thay đổi nhiều đi trông thấy. Xe máy thay thế xe đạp lưu thông trên những con đường mới trải nhựa với hai bên là những ngôi nhà bê tông cao tầng nằm rải rác, một điều mà chỉ mới cách đây một thế hệ thôi, người ta cũng khó có thể tưởng tượng được ra.

Ông Coul cũng có một vài chiếc xe máy. Ông khoe vừa chi tiền cho con gái làm đám cưới và đang sở hữu một bộ sưu tập đồ cổ ấn tượng mà theo lời giới thiệu là “trị giá đến hàng trăm triệu đồng”.

Khủng hoảng lờ mờ hiện ra

Tuy nhiên, các nhà môi trường học đang cảnh báo rằng “thời vàng son” của nuôi tôm thâm canh ở ĐBSCL có thể sẽ không kéo dài.

Tình trạng ô nhiễm và dịch bệnh thường xuyên xảy ra gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất tôm thu hoạch.

Nhưng không dừng lại ở đó, một cuộc khủng hoảng lớn hơn đang dần thành hình, bắt nguồn từ việc phá bỏ rừng ngập mặn để nhường chỗ cho các trang trại nuôi tôm. Điều này làm dấy lên những lo sợ mỗi khi mùa bão về và những rủi ro khi mực nước biển tiếp tục tăng liên quan đến biến đổi khí hậu.

afp viet nam gap kho khi can bang giua nuoi tom va trong lua o dbscl

(Ảnh: AFP)

“Nó là không bền vững”, ông Andrew Wyatt - Quản lý chương trình Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) vùng ĐBSCL, cho biết.

IUCN đang khuyến kích người nông dân bảo tồn rừng ngập mặn và ngừng sử dụng các hóa chất độc hại. Điều này phần nào có thể giúp cho tôm của người nông dân được chứng nhận là hữu cơ, giúp tăng doanh thu từ 5-10%.

Tuy nhiên, với một số người nuôi tôm, lợi nhuận trước mắt là quá lớn và khó có thể khước từ.

Cũng giống như cha và ông nội mình, Tang Van Tuoi từng là một nông dân vất vả với nghề trồng lúa. Ông từng ngủ dưới một căn lều được tạo nên bởi thân và lá cây dừa. Thu nhập chỉ đủ để nuôi sống gia đình.

Nhưng khi nước mặn bắt đầu thâm nhập sâu vào những cánh đồng lúa, Tuoi nhìn thấy cơ hội và quyết định bắt tay vào nuôi tôm.

“Ngày nay mọi thứ đều phát triển, chúng tôi có xe, đường giao thông. Mọi thứ thay đổi một cách ồ ạt”, ông Tuoi nói với phóng viên hãng thông tấn Pháp AFP bên trong căn phòng khách trang nhã, nơi có một chiếc TV màn hình phẳng được treo trên một tủ nội thất lịch sự làm bằng gỗ.

Thậm chí, trong một năm được cho là bết bát, lợi nhuận mà người đàn ông này kiếm được vẫn nhiều hơn thời kỳ trồng lúa. Còn nếu thời tiết thuận lợi, tôm sinh trưởng tốt, ông Tuoi có thể thu về đến hơn 900 triệu đồng.

Làm ăn thuận lợi, giờ đây ông Tuoi đã xây được ba căn nhà cho gia đình mình.

“Chúng tôi có tiền và đầy đủ mọi thứ”, người cha của sáu đứa con nói, ngồi bên cạnh ông là cháu gái nhỏ đang mải mê với trò chơi điện tử trên chiếc điện thoại smartphone.

Tuy nhiên, ông Tuoi thừa nhận rằng nông nghiệp giống như một canh bạc. Các ao nuôi tôm của ông bị dịch bệnh và ô nhiễm tấn công.

Rủi ro lương thực

Để đối phó với những rủi ro có thể xảy ra trong dài hạn, chính phủ Việt Nam không cho phép việc mở rộng toàn bộ khu vực để nuôi tôm ngay cả khi nước biển đang tiếp tục xâm nhập sâu vào bên trong đất liền.

Thay vào đó, nhà chức trách đã quyết định chi hàng tỷ đồng để ngăn xâm nhập mặn, bảo vệ nguồn nước ngọt cần thiết để trồng lúa - lương thực của quốc gia, ở vùng ĐBSCL.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt mục tiêu nâng kim ngạch xuất khẩu tôm lên 10 tỷ USD vào năm 2025, tăng mạnh từ mức 3 tỷ USD của năm ngoái. Song song với đó, kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam đã giảm liên tục kể từ năm 2011, con số này trong năm ngoái là 2,2 tỷ USD.

afp viet nam gap kho khi can bang giua nuoi tom va trong lua o dbscl

(Ảnh: AFP)

Bước đi trên là một phần trong chiến lược để đảm bảo khu vực ĐBSCL vẫn có thể cung cấp đủ lượng gạo cần thiết.

Tại một số khu vực, nhà chức trách hiện đang kêu gọi nông dân trồng lúa nửa năm và nuôi tôm trong nửa năm còn lại.

afp viet nam gap kho khi can bang giua nuoi tom va trong lua o dbscl

Việt Nam gặp khó khi cân bằng giữa nuôi tôm và trồng lúa ở ĐBSCL. (Ảnh: AFP)

“Họ đang cố gắng xâu một cây kim giữa việc thu nguồn lợi từ xuất khẩu và phát triển kinh tế nhưng cũng không hy sinh an ninh lương thực trong dài hạn”, Timothy Gorman, nhà nghiên cứu về ĐBSCL tại Đại học Cornell, nói.

Tuy nhiên, theo AFP, khi Việt Nam đã đi theo những cải cách thị trường, những cám dỗ từ xuất khẩu tôm (chủ yếu sang thị trường Mỹ và châu Âu) cho thu nhập cao, đã và đang ngày càng trở nên hấp dẫn.

* Nội dung bài viết được Báo Hà Tĩnh điện tử lược dịch từ AFP.

Chủ đề Cây trồng - Mùa vụ

Đọc thêm

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Xem nông dân ủ ấm cho đàn vật nuôi

Những ngày qua, nền nhiệt ở Hà Tĩnh duy trì rét đậm. Người chăn nuôi đang tích cực triển khai các biện pháp phòng chống rét nhằm đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của đàn gia súc, gia cầm.
Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Nông dân Hà Tĩnh lo chống rét cho gia súc, gia cầm

Hà Tĩnh đang trải qua đợt rét đậm mạnh nhất kể từ đầu mùa đông đến nay. Bà con nông dân đã chủ động triển khai các biện pháp phòng chống đói, rét, bảo vệ an toàn đàn vật nuôi.
Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Góp sức phủ xanh những cánh rừng

Sau nhiều năm xây dựng thương hiệu, đến nay, Công ty TNHH Bảo Lâm (Hương Sơn, Hà Tĩnh) trở thành đơn vị hàng đầu trên địa bàn tỉnh trong lĩnh vực lâm nghiệp, lâm sinh.
Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Soi đèn đi “săn” rươi ở Nghi Xuân

Những ngày qua, khi màn đêm buông xuống, hàng chục hộ dân ở xã Xuân Lam (Nghi Xuân, Hà Tĩnh) lại ra đồng soi đèn “săn” rươi, thu nhập hàng triệu đồng mỗi ngày.
Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Sâu bệnh "xuất kích" gây hại ngô vụ đông

Nông dân Hà Tĩnh cần theo dõi đồng ruộng, kịp thời phát hiện các đối tượng sâu keo, bệnh khô vằn, đốm lá... gây hại trên một số diện tích ngô đông để tránh ảnh hưởng năng suất.
"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

"Đặc sản" Hà Tĩnh vào vụ Tết

Thời điểm này, nhiều cơ sở sản xuất sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu Hà Tĩnh đã vào vụ cao điểm, chuẩn bị nguồn hàng cung ứng cho thị trường Tết năm 2025.
Rộn ràng mùa lúa mới

Rộn ràng mùa lúa mới

Cuối tháng 11, những cánh đồng ở Hà Tĩnh lại rền vang tiếng máy, tiếng người rộn ràng chuẩn bị sản xuất vụ đầu tiên của năm tới.
Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Nghi Xuân có thêm 2 sản phẩm OCOP hạng 3 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) công nhận sản phẩm “Chả cá sông Lam” và sản phẩm “Rau sạch An Tâm” đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đợt 5 năm 2024.