Ngã Ba Đồng Lộc
Chúng tôi có mặt tại xã Đồng Lộc vào một ngày trung tuần tháng 8, khi cơn mưa cuối mùa bất chợt xối xả xuống mảnh đất kiên cường này. Trong ngôi nhà khang trang mới xây bà Trần Thị Hồng chia sẻ: “Chồng tui nguyên là cán bộ xã Đồng Lộc vào những năm 60, 70 của thế kỷ trước. Ông ấy ra đi sau cơn bệnh hiểm nghèo. Cuộc sống phụ nữ khi thiếu bàn tay người đàn ông trở nên cô quạnh, dù quanh năm tất bật “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” nhưng nghèo khó vẫn cứ bám riết lấy gia đình tôi. Những đêm mưa gió, căn nhà tranh dột nát, mưa trút xuống, tôi phải dọn chỗ cao ráo rồi ôm con ngồi ở góc nhà ngủ gật”.
Nhiều ngôi nhà chính sách được xây mới nhờ sự hỗ trợ của cộng đồng. Ảnh Tư liệu |
Đến bây giờ bà Hồng cũng không thể ngờ rằng mình sẽ được sống trong ngôi nhà rộng rãi, khang trang đến thế. Sau khi chồng mất, cuộc sống của mẹ con chỉ tính qua ngày dưới túp lều tranh xiêu vẹo, ý nghĩ về một ngôi nhà kiên cố chỉ được ấp ủ trong giấc mơ. Trong căn nhà mới xây còn thơm mùi gạch chúng tôi cảm nhận được niềm vui sướng trong ánh mát nghẹn ngào của bà, trò chuyện với chúng tôi đôi mắt của bà cứ rưng rưng khi kể những khó khăn vất vả khi phải sống trong ngôi nhà tạm bợ, chật chội và ẩm thấp…nhưng giờ đây, bà luôn nở nụ cười, lòng lâng lâng vui sướng, bởi ước mơ cả đời muốn có một ngôi nhà để an cư đã thành hiện thực .“ Ngoài số tiền hỗ trợ của nhà nước và tiền vay ngân hàng, tôi mạnh dạn vay mượn anh em làng xóm để xây rộng thêm, cả đời một lần làm nhà cũng nên kiên cố” - Bà Hồng bộc bạch. Trong căn nhà rộng gần 80m2 ấy, tấm long tri ân của cộng đồng đối với thân nhân những gia đình có công với cách mạng sẽ là động lực thôi thúc người nghèo như bà Hồng cố gắng vượt qua mọi khó khăn để xây dựng cuộc sống no ấm hơn.
Niềm vui của bà Hồng cũng chính là niềm vui chung của các hộ gia đình ở xã Tiến Lộc, nơi có ngôi làng K130 huyền thoại. Tại đây vào những năm 1966 - 1968 của thế kỷ trước 130 gia đình trong làng Hạ Lội đã tự nguyện dỡ bỏ nhà cửa của mình để làm đường cho 130 chuyến xe đi tránh sự oanh tác của kẻ thù trên tuyến quốc lộ 1A để vào chiến trường miền nam . Chính nghĩa cử “hào phóng” xuât phát từ quyết tâm tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược của người nông dân Tiến Lộc đã góp công vào thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Xưa 100% người dân làng Hạ Lội tự nguyên tháo dỡ nhà cửa làm đường cho xe đi với khẩu hiệu “không có gì quý hơn độc lập tự do”, “xe chưa qua nhà không tiếc”, thì nay 100% sô hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn ở Tiến Lộc được sống trong những ngôi nhà chính sách ấm ám nghĩa tình ý Đảng lòng dân. Những gia đình như mẹ con chị Võ Thị Hường, Hà Thị Lục, anh Nguyên Đình Hằng… sẽ không bao giờ có được ngôi nhà mới khang trang nếu không có sự giúp đỡ của chính quyền và bà con lối xóm. Cuộc sống của họ là những ngày tháng bình lặng trôi qua trên đôi vai nặng trĩu nỗi lo cơm áo. Sự quan tâm của xã hội đối với người nghèo đã giúp cuộc sống của họ từng bước ổn định và có cơ hội vươn lên thoát nghèo.
Huyền thoại về ngôi làng kiên trung thủơ nào được chính thế hệ trẻ trên mảnh đất này tiếp nối. Trong công cuộc xây dựng cuộc sống mới, dù còn đó nhiều khó khăn thử thách nhưng tinh thần “ lá rách ít đùm lá rách nhiều” người dân Can Lộc đã biết đùm bộc lẫn nhau để cùng vươn lên. Câu chuyện 1.500 hộ gia đình nghèo ở Can Lộc được giúp đỡ xóa tranh tre dột nát sáu năm về trước cùng với 674 hộ gia đình hôm nay được hỗ trợ xây dựng nhà ở theo Quyết định 167 của Thủ tướng Chính phủ thể hiện một cách sâu sắc đạo lý “ Uống nước nhớ nguồn”, cả nước hướng về Can Lộc và Can Lộc vì cả nước để đi lên
Những ngày mùa thu lịch sử này, đi đến đâu chúng tôi cũng cảm nhận được sự tươi mới trên vùng quê kiên dũng “một thời bom rơi đạn nổ”. Can Lộc đang từng ngày thay da đổi thịt nhờ sự nỗ lực vươn lên của Đảng bộ, chính quyền và người dân nơi đây cũng như từ sự chung tay góp sức của cộng đồng hướng về vùng quê cách mạng