Anh đi hay ở vẫn còn là một câu hỏi...

(Baohatinh.vn) - Sau cuộc bỏ phiếu lịch sử của người Anh để rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hiện vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy Brexit (tức Anh rời EU) sẽ sớm xảy ra, hoặc có thể sẽ không bao giờ xảy ra.

anh di hay o van con la mot cau hoi

Những người ủng hộ Anh rời khỏi EU đứng trên con phố Downing ở thủ đô London ngày 24/6 sau khi kết quả kiểm phiếu cho biết phe ủng hộ Brexit đã chiến thắng. (Ảnh: Reuters)

Hầu hết các chính khách Anh đều nhất trí rằng chiến thắng với tỷ lệ phiếu 52%-48% nghiêng về phe ủng hộ Brexit đồng nghĩa với cuộc chia tay giữa Anh và EU sẽ phải được diễn ra. Nếu không, đó sẽ là một “cú tát” đối với nền dân chủ.

Mặc dù vậy, sự hối hận của người Anh sau khi chọn chia tay EU đang ngày một gia tăng. Từ khóa #regrexit (kết hợp giữa từ regret (hối tiếc) và exit (rời khỏi) đang dần trở thành một xu hướng lớn trên mạng xã hội Twitter.

“Ý chí của người dân Anh chính là mệnh lệnh mà Chính phủ phải thực hiện” - Thủ tướng Anh David Cameron nói trong bài phát biểu từ chức hôm 24/6, đánh dấu sự kết thúc của một nhiệm kỳ thủ tướng Anh với nhiều biến động nhất kể từ khi ông Anthony Eden từ chức năm 1957 sau cuộc khủng hoảng Suez. Tuy nhiên ông Cameron cũng khẳng định ông sẽ không thực hiện bất kỳ một bước đi chính thức nào cho việc Anh rời khỏi Liên minh châu Âu và nói việc này sẽ do người kế nhiệm của ông thực hiện.

Do cuộc trưng cầu dân ý không có bất kỳ một sự ràng buộc pháp lý nào, một số chính trị gia Anh đề xuất mở một cuộc bỏ phiếu tại Nghị viện trước khi đưa ra tuyên bố chính thức về Brexit.

Bên cạnh đó, một bản kiến nghị được đăng tải trên trang web của quốc hội Anh yêu cầu tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý thứ hai về Brexit đã thu hút được hơn 3 triệu chữ ký chỉ sau 2 ngày kể từ khi công bố kết quả cuộc bỏ phiếu đầu tiên. Theo quy định của Anh, quốc hội phải cân nhắc tiến hành thảo luận về bất kỳ đơn kiến nghị nào được đăng tải trên trang web của cơ quan này mà thú hút trên 100.000 chữ ký.

Ngày 26/6, Thủ hiến Scotland Nicola Sturgeon cho biết Scotland có thể sẽ phủ quyết Brexit. Theo một thỏa thuận liên quan tới chia sẻ một số quyền hạn của Vương quốc Anh cho Scotland, xứ Wales và Bắc Ireland, đạo luật thông qua quyết định rời EU sẽ phải có được sự đồng thuận của 3 cơ quan lập pháp của cả 3 vùng vừa nêu, theo một báo cáo của Thượng viện.

Đối mặt với mối đe dọa lớn nhất đến sự đoàn kết của EU kể từ Thế chiến II, các nhà lãnh đạo châu Âu có các quan điểm thiếu nhất quán về việc sẽ bắt đầu tiến trình đàm phán cho việc Anh rời khỏi EU như thế nào.

Pháp muốn các cuộc đàm phán này phải được khởi động nhanh chóng, trong khi đó Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi sự kiên nhẫn. Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EU), ông Jean-Claude Juncker, lại tuyên bố ông muốn các đàm phán về Brexit phải “ngay lập tức được bắt đầu”.

Brexit “làm chao đảo không chỉ mối quan hệ giữa chúng tôi với EU, mà còn các nhà lãnh đạo các đảng, lãnh đạo đất nước, và những gì làm nên nước Anh” - ông Anand Menon, Giáo sư về Ngoại giao và Chính trị châu Âu thuộc trường King’s College ở London, nhận định.

Brexit đã đẩy đồng Bảng Anh rơi xuống mức thấp nhất kể từ năm 1985 và đặt các chính đảng ở nước này vào thế khó. Thủ tướng Anh David Cameron của Đảng Bảo thủ bị coi là một nhà lãnh đạo thất bại. Trong khi đó, nội bộ Công đảng đối lập cũng đang bị chia rẽ sâu sắc khi có đến 9 quan chức cấp cao thuộc đảng này tuyên bố từ chức do bất đồng với nhà lãnh đạo đảng, ông Jeremy Corbyn, về Brexit.

(Lược dịch từ Reuters)

Đọc thêm

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Một đảo ở Bắc Cực biến mất

Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, Hiệp hội địa lý LB Nga vừa thông báo hòn đảo Mesyatsev đã biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

FAO cảnh báo về tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng tại 22 quốc gia

Trong một báo cáo chung được công bố ngày 31/10, hai cơ quan của Liên hợp quốc (LHQ) là Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp LHQ (FAO) cùng Chương trình Lương thực thế giới (WFP) cảnh báo rằng tình trạng mất an ninh lương thực cấp tính sẽ trở nên trầm trọng hơn ở 22 quốc gia do nhiều nhân tố đang leo thang.
Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 tại Mỹ

Ngày 5/11/2024, cử tri Mỹ đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử lần thứ 60 của xứ cờ hoa, trong đó quyết định quan trọng nhất là lựa chọn tổng thống, người lãnh đạo đất nước nhiệm kỳ 4 năm tới.
Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Chân dung tân thủ lĩnh của Hezbollah

Ông Sheikh Naim Qassem, người được bầu làm thủ lĩnh mới của Hezbollah ngày 29/10, là nhân vật đã gắn bó, cống hiến cho với lực lượng này trong hơn 30 năm.
Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Cuộc khủng hoảng bị lãng quên

Quốc gia Ðông Phi đang bị đẩy đến bờ vực nạn đói, khiến Liên hợp quốc phải kêu gọi cộng đồng quốc tế chú ý nhiều hơn đến "cuộc khủng hoảng bị lãng quên" này.
Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Philippines: 85 người chết, 41 người mất tích do bão Trà Mi

Được đánh giá là một trong những cơn bão nguy hiểm và tàn khốc nhất đổ bộ vào Philippines trong năm nay, cơ quan ứng phó thảm họa quốc gia cho biết cơn bão đã khiến ít nhất 85 người thiệt mạng và 41 người khác mất tích.