Anh đừng hét lên được không?

Tình nghĩa vợ chồng bao nhiêu năm, em thật tình không nỡ vì chuyện đó mà chia tay. Em vẫn muốn dành cho anh thêm cơ hội sửa đổi. Nhưng, em phải làm cách nào để anh nhận ra lỗi của mình.

Em và anh là vợ chồng hơn mười năm, từng thống nhất ý kiến mọi chuyện, từ nuôi con cho đến ra riêng làm ăn, nên dù những ngày đầu rất nhiều khó khăn, chúng ta cũng đồng lòng vượt qua. Nhưng đến nay, khi cuộc sống đã tạm gọi là ổn định, thoải mái thì vợ chồng lại thường bất hòa, tranh cãi.

Lần đầu tiên bị anh nạt, em sững sờ đến lặng im. Lần thứ hai, thứ ba rồi những lần kế tiếp em tiếp tục im lặng vì nghĩ anh đang gặp áp lực nên căng thẳng với vợ. Nhưng, càng nhịn thì những lần anh hét vào mặt em càng nhiều, sự ấm ức cứ thế dồn nén đến khi không thể chịu đựng được nữa, em đã bật lại.

anh dung het len duoc khong

Ảnh mang tính minh họa: Internet

Còn nhớ hôm đó, em đang ngồi xem phim thì anh đứng ngoài sân hỏi gì đó, em không nghe rõ nên hỏi lại. Chỉ vậy thôi mà anh hét lên: bộ điếc hả? Em không nhịn được, lớn tiếng gào lại: điếc thì sao? Lập tức, một trận cãi vã kịch liệt bùng nổ - chuyện chưa bao giờ xảy ra giữa chúng ta sau 4-5 năm chung sống. Bao uất ức dồn nén trong lòng bấy lâu em đều tuôn ra hết.

Anh ngang ngạnh đáp trả: “Tui vậy đó, chịu được thì chịu, không thì ly hôn”. Hôm đó, nếu mẹ anh không dàn hòa, có lẽ em đã quyết định ly hôn. Sau lần này, em bắt đầu cảm thấy có cảm giác đổ vỡ và thất vọng về anh.

Không biết đã bao nhiêu lần, tranh thủ lúc anh đang vui, em to nhỏ mong anh giảm bớt tật nạt nộ. Lần nào anh cũng lắng nghe, tỏ ra rất hối lỗi nhưng rồi đâu lại vào đấy. Em thấy thương vô cùng những lúc anh vì mẹ con em mà làm việc không biết mệt, nhưng cũng chán ghét vô cùng khi anh cứ hùng hổ hét vào mặt em. Một lần dự tiệc cưới, thấy món bò hầm ngon, em gợi ý: “Ăn thử một miếng đi anh”.

Chỉ vậy thôi mà anh hét lên: “Đã nói không ăn là không ăn!”. Có bao giờ anh thử đặt mình vào vị trí của em, nghĩ cho em: bị chồng hét vào mặt như thế, em xấu hổ và nhục nhã thế nào? Sức chịu đựng của em nay đã gần như chạm đáy, em đã không còn tìm được lý do nào để bào chữa cho anh.

Tình nghĩa vợ chồng bao nhiêu năm, em thật tình không nỡ vì chuyện đó mà chia tay. Em vẫn muốn dành cho anh thêm cơ hội sửa đổi. Nhưng, em phải làm cách nào để anh nhận ra lỗi của mình, nhận ra cách ứng xử đó của anh đang hủy hoại hôn nhân của chúng ta?

Theo Phunuonline

Đọc thêm

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

8 kiểu tư duy khiến bạn nghèo

Tư duy sai nghĩa là bạn nhìn thế giới qua lăng kính của sự khan hiếm và thiếu thốn, không thấy được sự phong phú và những cơ hội xung quanh mình.
Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Tới thời Gen Z quản cha mẹ

Những đứa con từng bị cha mẹ giám sát kỹ càng giờ đây đảo ngược vai trò. Nhiều người cảm thấy khó chịu, số khác thấy đây là cách để gắn kết gia đình.
Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Gen Z định nghĩa lại văn hóa rượu bia

Khi bắt đầu làm bartender 20 năm trước, Zhang Yuan thường thấy khách độ tuổi 30-40 uống rượu xã giao trong công việc, nhưng nay mọi chuyện đã thay đổi.
Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Bao nhiêu tuổi kết hôn là phù hợp?

Kết hôn khi quá trẻ, cả hai người đều chưa chín chắn, trưởng thành có thể dẫn đến ly hôn, nhưng chờ đợi quá lâu cũng gây ra nhiều vấn đề.
6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

6 yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ

Hệ vi khuẩn đường ruột thay đổi, ô nhiễm không khí, vi nhựa, béo phì, uống rượu và tiêu thụ thực phẩm siêu chế biến có thể là yếu tố nguy cơ gây ung thư ở người trẻ.
8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

8 lời khuyên ăn uống giúp sống thọ

Ăn đa dạng, phối hợp đạm động vật và thực vật, không ăn mặn, tiêu thụ rau quả hàng ngày, là những nguyên tắc được chuyên gia dinh dưỡng khuyên giúp sống thọ.
Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Người trẻ sợ nghe, gọi điện thoại

Khảo sát công ty tuyển dụng quốc tế Robert Walters (Mỹ) cho thấy 50% Gen Z và thế hệ Millennials không thoải mái nếu phải thực hiện cuộc gọi thoại trong công việc.
Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Vì sao ít người Nhật bị béo phì?

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành Nhật Bản thấp nhất trong số các quốc gia có thu nhập cao, ở mức 3,3%.