Bác sỹ Hà Tĩnh khuyến cáo bệnh nhân đái tháo đường cẩn trọng phòng, chống dịch COVID-19

(Baohatinh.vn) - Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ngành y tế Hà Tĩnh khuyến cáo, những người bị bệnh đái tháo đường cần tuân thủ nghiêm ngặt, chặt chẽ phác đồ điều trị và các quy định phòng, chống dịch bệnh COVID-19.

Bác sỹ Hà Tĩnh khuyến cáo bệnh nhân đái tháo đường cẩn trọng phòng, chống dịch COVID-19

Bác sỹ Thái Thọ - Trưởng khoa Nội tiết (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân đái tháo đường.

Sống chung với căn bệnh đái tháo đường đã hơn 10 năm nên sức khỏe ông T.Q.T (64 tuổi, phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh) bị suy yếu, nhiều thời điểm ông phải nhập viện để được các bác sỹ can thiệp kịp thời. Bà N.T.N - vợ của bệnh nhân T. cho biết: “Vì sức đề kháng của ông quá yếu, trong bối cảnh dịch đang xuất hiện ở nhiều nơi nên cả nhà rất lo. Con cháu trong nhà đều phải tuân thủ nghiêm ngặt, chặt chẽ các quy định phòng, chống dịch”.

Theo thống kê, hiện nay, tại Khoa Nội tiết (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) mỗi ngày có từ 50 - 60 bệnh nhân đái tháo đường vào điều trị nội trú, trong đó hầu hết là có các biến chứng.

Bác sỹ Thái Thọ - Trưởng khoa Nội tiết cho biết: “Có trên 90% bệnh nhân đái tháo đường điều trị tại khoa bị các biến chứng kèm theo như: nhồi máu cơ tim, viêm phổi, tai biến mạch máu não, tách mạch chi, tràn dịch màn phổi… Với nhiều bệnh nền như vậy nên nếu bị nhiễm COVID-19 thì bệnh sẽ dễ diễn biến nặng hơn, khả năng hồi phục cũng khó khăn hơn so với người bình thường và tỷ lệ tử vong cũng cao hơn”.

Bác sỹ Hà Tĩnh khuyến cáo bệnh nhân đái tháo đường cẩn trọng phòng, chống dịch COVID-19

Bác sỹ tư vấn, hướng dẫn cách dùng thuốc cho bệnh nhân đái tháo đường tại xã Sơn Lễ, huyện Hương Sơn.

Theo phân tích của các bác sỹ, virus SARS-CoV-2 có thể phát triển mạnh hơn trong môi trường đường huyết tăng cao. Khi nhiễm virus SARS-CoV-2, cơ thể sẽ cố gắng chống lại bệnh bằng cách giải phóng đường dự trữ để cung cấp năng lượng. Do đó, đường trong máu tăng lên, bệnh nhân có nguy cơ tử vong cao hơn.

Thực tế cho thấy, thời gian qua, tại Việt Nam và nhiều nước trên thế giới, đa số bệnh nhân tử vong do COVID-19 đều có tiền sử mắc các bệnh nền, trong đó có bệnh lý về đái tháo đường.

Bác sỹ Hà Tĩnh khuyến cáo bệnh nhân đái tháo đường cẩn trọng phòng, chống dịch COVID-19

Toàn tỉnh hiện nay đang có trên 14 ngàn bệnh nhân đái tháo đường quản lý, điều trị ngoại trú.

Hiện nay, bệnh đái tháo đường rất phổ biến, ngoài những bệnh nhân điều trị nội trú thì còn có gần 14.000 bệnh nhân đang điều trị ngoại trú.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, ngành y tế khuyến cáo người trên 40 tuổi cần định kỳ kiểm tra đường huyết để phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh đái tháo đường. Đặc biệt, với những người có các triệu chứng khá rõ như: khát nước, tiểu nhiều, sút cân… nhưng chưa đi khám bệnh thì cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được điều trị, tránh các biến chứng nguy hiểm.

Bác sỹ Hà Tĩnh khuyến cáo bệnh nhân đái tháo đường cẩn trọng phòng, chống dịch COVID-19

Bác sỹ Phòng khám ngoại trú nội tiết - đái tháo đường (Bệnh viện Đa khoa tỉnh) kiểm tra sức khỏe cho bệnh nhân bị đái tháo đường.

Bệnh nhân đái tháo đường cần tuân thủ uống thuốc theo phác đồ điều trị của bác sỹ trực tiếp điều trị, đồng thời cần thực hiện chế độ ăn hợp lý, vận động hằng ngày để giữ đường huyết đạt mục tiêu.

Đặc biệt, tuân thủ nghiêm ngặt quy định 5K và các biện pháp phòng lây nhiễm, cố gắng tránh tiếp xúc với người có triệu chứng bệnh về đường hô hấp như ho, hắt hơi, nghi ngờ nhiễm virus SARS-CoV-2. Khi đi ra ngoài, hạn chế sử dụng phương tiện giao thông công cộng; thay quần áo, rửa tay ngay khi về nhà. Khi có các triệu chứng giống cúm (ho, hắt hơi, sổ mũi, người mệt mỏi...) hãy liên lạc với cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.

Bác sỹ Thái Thọ - Trưởng khoa Nội tiết, BVĐK tỉnh Hà Tĩnh

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Thức ăn chế biến sẵn - tiện lợi có đi liền tiềm ẩn rủi ro?

Nhiều năm trở lại đây, thực phẩm chế biến sẵn được tiêu thụ ngày càng nhiều bởi sự tiện lợi, giá cả phải chăng và khẩu vị tương đối phù hợp với nhiều người dân Hà Tĩnh. Song, đằng sau sự tiện lợi đó liệu có tiềm ẩn những rủi ro về an toàn thực phẩm.
Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Ẩn họa từ đồ ăn gắn mác "nội địa Trung"

Đồ ăn vặt “nội địa Trung” xuất hiện ngày càng phổ biến ở các chợ mạng, quầy tạp hóa tại Hà Tĩnh nhưng phần lớn không có tem nhãn phụ bằng tiếng Việt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại sức khỏe.
Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Sống khỏe cùng BHT: Khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn trong giao tiếp bằng lời nói, bày tỏ ý tưởng, cảm xúc với người xung quanh. Vậy đâu là các dấu hiệu nhận biết? Cách khắc phục chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ ra sao? Bác sĩ Bùi Thị Tiến - Phòng khám Âm ngữ trị liệu, Khoa Y học cổ truyền – Phục hồi chức năng (Bệnh viện Đa khoa TTH Hà Tĩnh) sẽ tư vấn trong chương trình Sống khỏe cùng BHT.
Người mang ánh sáng trở về

Người mang ánh sáng trở về

Với bác sĩ chuyên khoa II Võ Tá Thiện - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn Hà Tĩnh, ca phẫu thuật không chỉ là nhiệm vụ y khoa, mà còn là một hành trình giúp bệnh nhân “nhìn lại cuộc đời” theo đúng nghĩa đen.
Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Chuyện sau những tia xạ chữa ung thư ở Hà Tĩnh

Trung tâm Xạ trị kỹ thuật cao - BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng ngày viết nên những câu chuyện hồi sinh từ lòng tin, từ nội lực ngành y tế địa phương và từ sự đồng hành của y học hiện đại.
"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

"Thần y" chữa bách bệnh tại Hà Tĩnh: Vì sao không phép vẫn hoạt động nhiều năm?

Chữa bệnh không phép, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của nhiều người, thế nhưng cơ sở khám, chữa bệnh của ông Dương Văn Ngọ (ở xã Thạch Trị, TP Hà Tĩnh) vẫn ngang nhiên hoạt động. Câu hỏi đặt ra là công tác kiểm tra, xử lý vi phạm của địa phương, ngành chức năng vì sao chưa phát huy hiệu quả?