Bác sỹ Hà Tĩnh khuyến cáo chủ động phòng, phát hiện sớm bệnh Whitmore

(Baohatinh.vn) - Từ đầu năm 2020 đến nay, Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh đã điều trị bình phục cho 50 bệnh nhân mắc bệnh Whitmore. Nếu phát hiện muộn, bệnh nhân dễ tử vong, đặc biệt ở những đối tượng có bệnh lý nền.

Video: Bác sỹ Nguyễn Xuân Bảo, Trưởng khoa Truyền nhiễm - BVĐK Hà Tĩnh nói về bệnh Whitmore

Thời gian gần đây, tại các tỉnh miền Trung, mưa lũ đã làm cho các vùng dân cư bị ô nhiễm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển nên đã ghi nhận các bệnh nhân mắc bệnh Melioidosis (Whitmore).

Thực tế cũng cho thấy, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ sớm bình phục; tuy nhiên với những bệnh nhân có bệnh lý nền cộng với bệnh nặng thì có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Bác sỹ Hà Tĩnh khuyến cáo chủ động phòng, phát hiện sớm bệnh Whitmore

Tháng 9/2019, Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh tiếp nhận và phát hiện một bệnh nhân (61 tuổi, ở thị trấn Cẩm Xuyên, huyện Cẩm Xuyên) bị mắc bệnh Whitmore.

Tại Hà Tĩnh, từ 2015 đến nay, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh đã phát hiện khá nhiều bệnh nhân Whitmore và đã điều trị hiệu quả với tỷ lệ thành công trên 90%. Những bệnh nhân bị tử vong chủ yếu là những người bị bệnh nặng, lại có bệnh lý nền như như: đái tháo đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, xơ gan, suy giảm miễn dịch.. dẫn đến sốc nhiễm khuẩn.

Đầu năm 2020 đến nay, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh đã xét nghiệm xác định được 50 bệnh nhân bị Melioidosis (Whitmore). Hầu hết các bệnh nhân đều được phát hiện ngay khi có các triệu chứng nghi ngờ và sớm bình phục nhờ được điều trị theo đúng phác đồ của Bộ Y tế.

Bác sỹ Nguyễn Xuân Bảo - Trưởng khoa Truyền nhiễm (BVĐK tỉnh Hà Tĩnh) cho biết: "Bệnh này còn gọi là bệnh Melioidosis, do trực khuẩn Burkholderia Pseudomallei gây ra. Bệnh có biểu hiện lâm sàng rất đa dạng, bao gồm sốt, với các kiểu như sốt cơn hoặc sốt kèm theo lạnh run, sốt kéo dài, suy hô hấp, loét da, viêm đường tiết niệu, viêm phổi, áp xe ở gan, lách, nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng... Do không có triệu chứng điển hình nên để chẩn đoán bệnh khá khó khăn.

Mầm bệnh xâm nhập vào người qua hai con đường chính là niêm mạc và qua đường hô hấp. Ở thời điểm sau lũ lụt như hiện nay, người dân cần chú ý nâng cao ý thức phòng bệnh và nhân viên y tế cần cảnh giác để chẩn đoán đúng, điều trị bệnh kịp thời".

Bác sỹ Hà Tĩnh khuyến cáo chủ động phòng, phát hiện sớm bệnh Whitmore

Từ đầu năm 2020 đến nay, tại BVĐK tỉnh đã có 50 bệnh nhân được xét nghiệm mắc bệnh Melioidosis

Được biết, sau khi có chỉ đạo từ Bộ Y tế, Sở Y tế Hà Tĩnh đã yêu cầu các cơ sở khám chữa bệnh trên địa bàn chủ động theo dõi chặt chẽ tình hình bệnh Whitmore, thực hiện lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp người dân đến thăm khám, điều trị khi có các triệu chứng nghi ngờ và các đối tượng nguy cơ cao, qua đó phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh để điều trị kịp thời.

Bên cạnh đó, tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân về các biện pháp phòng tránh bệnh Whitmore theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế.

Bác sỹ Hà Tĩnh khuyến cáo chủ động phòng, phát hiện sớm bệnh Whitmore

Sau lũ, các cơ sở y tế tích cực tổ chức các đợt khám sức khỏe cho bà con vùng bị ngập nặng để kịp thời phát hiện các bệnh thường gặp, trong đó có cả các triệu chứng của Whitmore (Trongảnh: Trung tâm Y tế Thạch Hà khám chữa bệnh cho bà con xã Tân Lâm Hương).

Bác sỹ Nguyễn Thế Phiệt - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà cho biết, trước những diễn biến phức tạp của bệnh Whitmore, trung tâm đã tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế cách xác định các triệu chứng, dấu hiệu của bệnh khi người dân đến thăm khám, đồng thời cập nhật phác đồ điều trị theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đối với các bệnh nhân, nhất là tại các địa phương bị ngập nặng trong đợt mưa lũ vừa qua khi đến thăm khám, nếu có triệu chứng sốt kéo dài thì trung tâm chuyển bệnh nhân lên BVĐK tỉnh để được xét nghiệm Whitmore kịp thời.

Để phòng tránh vi khuẩn bệnh Whitmore, người dân cần:

Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với đất, nước bẩn, đặc biệt tại những nơi bị ô nhiễm nặng. Không tắm gội, bơi, ngụp lặn ở các ao, hồ, sông tại gần nơi bị ô nhiễm. Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng, cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh.

Khi làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất, bùn và nước bẩn, nên sử dụng đồ bảo hộ lao động (giày, ủng, găng tay…). Bảo đảm vệ sinh cá nhân, thường xuyên rửa tay với xà phòng và nước sạch, đặc biệt là trước và sau khi chế biến thức ăn, trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, sau khi đi làm ruộng.

Những người có bệnh tiểu đường, bệnh gan, thận, phổi mạn tính, suy giảm miễn dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các vết thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn. Khi nghi ngờ nhiễm bệnh, cần đến cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.
Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lựa chọn sinh con ở độ tuổi sau 35. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ và con cũng như giảm chất lượng dân số.