Bộ Y tế lên tiếng về thông tin dịch COVID-19 tái bùng phát tại một số quốc gia

Sáng 14-5, Bộ Y tế đã có thông tin tới báo chí về tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và tại Việt Nam sau khi có thông tin dịch bệnh nguy hiểm này đang tái bùng phát tại một số quốc gia.

Theo Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, Việt Nam ghi nhận rải rác 148 trường hợp mắc Covid-19 tại 27 tỉnh, thành phố, không có tử vong. Trong đó, TPHCM có 34 ca, Hà Nội 19 ca, Hải Phòng 21 ca, Bắc Ninh 14 ca, Nghệ An 17 ca...

Dù số ca mắc Covid-19 ở trong nước có sự gia tăng nhẹ trong 3 tuần gần đây với trung bình với 20 ca mắc/tuần nhưng không ghi nhận các ổ dịch tập trung.

Bác sĩ điều trị bệnh nhân mắc Covid-19
Bác sĩ điều trị bệnh nhân mắc Covid-19

Đối với tình hình dịch Covid-19 trên thế giới, trong vòng 28 ngày tính đến ngày 27-4, toàn cầu ghi nhận 25.463 ca mắc Covid-19 (giảm 56,9%), số ca tử vong liên quan đến Covid-19 giảm 37,9% so với 28 ngày trước đó. Trong đó, Brazil đang là quốc gia có số mắc cao trong 28 ngày qua với hơn 7.000 ca, sau đó là Anh với hơn 5.000 ca mắc.

Tại Thái Lan từ ngày 1-1 tới 10-5 đã ghi nhận 53.676 ca mắc Covid-19 và 16 ca tử vong. Riêng tại Bangkok, số ca mắc cao nhất với 16.723 trường hợp, đạt đỉnh trong tuần từ 27-4 đến 3-5 với 14.349 ca, bao gồm 2 ca tử vong. Số ca mắc Covid-19 tăng tại Thái Lan liên quan sự gia tăng của biến thể phụ XBB.1.16 tại Thái Lan.

Theo Bộ Y tế Thái Lan, mặc dù số mắc Covid-19 gia tăng trong thời gian gần đây nhưng bộ này khuyến cáo người dân Thái Lan không nên quá lo lắng vì đây là bệnh lưu hành tại Thái Lan và phần lớn các trường hợp chỉ có triệu chứng nhẹ.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đã xuất hiện từ năm 2023, có khả năng lây lan nhanh chóng nhưng chưa có bằng chứng gây triệu chứng nghiêm trọng hơn và hiện không có cảnh báo mới đối với Covid-19 trên phạm vi toàn cầu. Sự gia tăng nhanh số ca mắc Covid-19 tăng tại Thái Lan trùng với thời điểm và thời gian ủ bệnh sau ngày tết truyền thống, nhiều khả năng do có có sự gia tăng tụ tập đông người và sự gia tăng của biến thể phụ XBB.1.16.

Tiêm vaccine Covid-19
Tiêm vaccine Covid-19

Tại Việt Nam, không loại trừ khả năng gia tăng các trường hợp mắc Covid-19 thời gian tới do người dân di chuyển trong dịp nghỉ lễ 30-4 và 1-5 nhưng có thể sẽ không gia tăng các trường hợp nặng do biến thể của virus Covid-19.

Bộ Y tế nêu rõ, biến thể phụ XBB.1.16 của Omicron đã xuất hiện từ năm 2023, có khả năng lây lan nhanh chóng nhưng chưa có bằng chứng gây triệu chứng nghiêm trọng hơn và WHO hiện không có cảnh báo mới đối với Covid-19 trên phạm vi toàn cầu.

Để chủ động phòng chống bệnh Covid-19, Bộ Y tế tiếp tục khuyến cáo người dân thực hiện tốt các biện pháp sau:

1. Đeo khẩu trang nơi công cộng, trên phương tiện giao thông công cộng, tại cơ sở y tế.

2. Hạn chế tụ tập nơi đông người (nếu không cần thiết).

3. Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch, xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn.

4. Tăng cường vận động, rèn luyện thể lực, dinh dưỡng hợp lý.

5. Khi có biểu hiện sốt, ho, khó thở thì phải đến ngay cơ sở y tế nơi gần nhất để được kiểm tra, theo dõi và xử lý kịp thời…

Người dân đến và về từ các nước có số ca mắc Covid-19 cao cần chủ động theo dõi tình trạng sức khỏe để phòng, chống Covid-19 cho bản thân, gia đình và những người xung quanh.

sggp.org.vn

Đọc thêm

Cẩn trọng khi lạm dụng siro ăn ngon cho trẻ

Cẩn trọng khi lạm dụng siro ăn ngon cho trẻ

Mong con ăn khỏe, chóng lớn, không ít phụ huynh đang tự ý cho trẻ sử dụng siro ăn ngon như một “giải pháp” nhanh chóng, bất chấp những cảnh báo từ chuyên gia về tác dụng phụ và nguy cơ lệ thuộc.
Sống khỏe cùng BHT: Cẩn trọng với bệnh sốt xuất huyết

Sống khỏe cùng BHT: Cẩn trọng với bệnh sốt xuất huyết

Hà Tĩnh đã xuất hiện ổ dịch sốt xuất huyết đầu tiên. Vậy việc chủ động phòng tránh, điều trị bệnh ra sao? Ths-BS Nguyễn Chí Thanh - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hà Tĩnh sẽ tư vấn trong chương trình "Sống khoẻ cùng BHT".
Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Đưa y dược cổ truyền phát triển đúng tầm

Phó Thủ tướng Lê Thành Long nhấn mạnh vai trò của y dược cổ truyền, một bộ phận quan trọng của nền y học Việt Nam, với tứ chẩn (vọng, văn, vấn, thiết – 4 phương pháp khám bệnh cơ bản trong y học cổ truyền).
11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 12 và Điểm a Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (Luật số: 51/2024/QH15 ngày 27 tháng 11 năm 2024), 11 nhóm được hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh kể từ 1/7/2025.