Y tế

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài 1): Chuyện những người chấp nhận mất biên chế
Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài 1): Chuyện những người chấp nhận mất biên chế

Từng có thời gian dài gắn bó với bệnh viện công, nhưng nhiều bác sỹ ở Hà Tĩnh lại quyết định chuyển sang làm việc tại các bệnh viện, phòng khám tư nhân, dù có người thừa nhận không hề dễ dàng trước việc lựa chọn bước ngoặt của cuộc đời.

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài 1): Chuyện những người chấp nhận mất biên chế
Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài 1): Chuyện những người chấp nhận mất biên chế

Trạm Y tế xã Sơn Trà (Hương Sơn) nay đã khang trang, sạch đẹp nhưng tại tầng 2, chiếc máy siêu âm đen trắng lại nằm im lìm hơn 1 năm nay. Trang thiết bị hiện đại của trạm không được sử dụng chỉ vì không có người vận hành. Được biết, từ tháng 4/2021, bác sỹ H.T. - Trưởng trạm Y tế xã Sơn Trà đã nghỉ việc sau nhiều năm công tác tại cơ sở y tế này. Hiện nay, bác sỹ H.T. vẫn hành nghề khám, chữa bệnh (KCB) cho Nhân dân nhưng nơi làm việc là một phòng khám tư nhân trên địa bàn huyện Đức Thọ.

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài 1): Chuyện những người chấp nhận mất biên chế

Bác sỹ xin nghỉ việc ra cơ sở y tế tư nhân làm việc nên Trạm Y tế xã Sơn Trà hiện nay không có bác sỹ.

Bắt đầu công tác tại Trạm Y tế xã Sơn Trà từ năm 2005, đến năm 2018, bác sỹ H.T. được giao vị trí trưởng trạm. Sau thời gian dài gắn bó, vị trí trưởng trạm với mức thu nhập hơn 9 triệu đồng/tháng vẫn không thể “giữ chân” được người bác sỹ này. “Tôi vẫn mong muốn được chuyên tâm về chuyên môn trong khi công tác ở trạm y tế thì nhiều việc liên quan đến công tác quản lý và một số lý do khác nên tôi quyết định rời môi trường y tế công lập” - bác sỹ H.T. bày tỏ.

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài 1): Chuyện những người chấp nhận mất biên chế

Sau khi người đứng đầu chuyển công tác, đến nay, Trạm Y tế xã Sơn Trà vẫn chưa tuyển mới được người thay thế, bởi vậy, khối lượng công việc của 7 cán bộ, nhân viên ở trạm tăng lên nhiều. Tâm lý của người dân khi đến KCB tại đây cũng bị ảnh hưởng. Ông Nguyễn Văn Hải - người dân xã Sơn Trà cho biết: “Dù được cán bộ y tế chăm sóc tận tình nhưng nếu có bác sỹ công tác tại trạm thì chúng tôi vẫn yên tâm hơn khi đến KCB”.

Tại Trạm Y tế xã Kỳ Lợi (TX Kỳ Anh), bác sỹ V.L. cũng “dứt áo ra đi” sau 5 năm công tác, bỏ lại chức danh trạm trưởng với thu nhập chỉ hơn 7 triệu đồng/tháng. Sau khi rời cơ sở y tế công (năm 2018), bác sỹ V.L. có một thời gian đi học tập, làm việc ở các bệnh viện tư trong TP Hồ Chí Minh và mới đây trở về làm việc cho một bệnh viện tư nhân ở TP Hà Tĩnh.

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài 1): Chuyện những người chấp nhận mất biên chế

Lựa chọn làm việc ở bệnh viện tư nhân, nhiều bác sỹ mong muốn có cơ hội trưởng thành về chuyên môn hơn so với ở trạm y tế.

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài 1): Chuyện những người chấp nhận mất biên chế

Theo quan điểm của bác sỹ V.L., để đào tạo một bác sỹ phải mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc hơn nhiều ngành khác, tuy nhiên, thu nhập vẫn chưa tương xứng với sự đầu tư, chất xám trong lao động của những người được coi là lao động bậc cao này. Hơn thế, môi trường làm việc ở trạm y tế cấp xã khó để những bác sỹ được đào tạo bài bản có nhiều cơ hội trưởng thành về chuyên môn nên anh đành gác lại công việc đã gắn bó nhiều năm để tìm cơ hội mới.

Bác sỹ V.L. rời đi nhưng nguồn bác sỹ trên địa bàn thiếu hụt nên không thể bổ sung cho Trạm Y tế xã Kỳ Lợi. Trong bối cảnh đó, Trung tâm Y tế thị xã Kỳ Anh tiếp tục gửi một y sỹ của Trạm Y tế xã Kỳ Lợi đi đào tạo thành bác sỹ nhằm khỏa lấp chỗ trống này.

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài 1): Chuyện những người chấp nhận mất biên chế

Ở Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Hà Tĩnh, trong 2 năm qua đã có nhiều bác sỹ nghỉ việc, trong đó có những bác sỹ đã giữ vị trí lãnh đạo khoa và trong diện quy hoạch cán bộ lãnh đạo cốt cán của đơn vị. Dù việc này chưa ảnh hưởng nhiều đến hoạt động chuyên môn của đơn vị nhưng thực trạng bác sỹ nghỉ việc ở một bệnh viện tuyến đầu của tỉnh cũng khiến nhiều người phải suy nghĩ.

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài 1): Chuyện những người chấp nhận mất biên chế

Khối lượng công việc lớn, thu nhập còn ở mức thấp đang tạo ra nhiều áp lực cho đội ngũ y bác sỹ tại các cơ sở y tế công lập.

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài 1): Chuyện những người chấp nhận mất biên chế

Về thực trạng này, Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Tôn Đức Quý xác nhận: Từ năm 2021 đến nay, đã có 13 bác sỹ của bệnh viện xin nghỉ việc, trong đó có 9 trường hợp đã hoàn thiện thủ tục và 4 trường hợp đang trong quá trình giải quyết thủ tục. Điều đáng nói, một số bác sỹ xin nghỉ việc sau khi được cơ quan cử đi đào tạo sau đại học chưa lâu. Trong khi đó, thời gian các bác sỹ này đi học vẫn được hưởng lương, bảo hiểm và tạo điều kiện hết mức. Điều này đã phần nào tạo nên những dư luận không tốt trong cán bộ, công nhân viên bệnh viện.

Thực trạng bác sỹ nghỉ việc ở bệnh viện tuyến huyện ra làm việc tại cơ sở y tế tư nhân cũng đã diễn ra nhiều năm nay. Dù có chính sách thu hút và “giữ chân” khá tốt nhưng nhiều bệnh viện tuyến huyện vẫn không thể là bến đỗ lâu dài, ổn định của một số bác sỹ trẻ, có chuyên môn tốt. Lãnh đạo một số bệnh viện tuyến huyện thừa nhận rằng, bác sỹ trẻ vẫn coi bệnh viện tuyến huyện là một “trạm dừng chân” trong sự nghiệp, nếu có cơ hội tốt hơn, họ sẽ sẵn sàng ra đi.

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài 1): Chuyện những người chấp nhận mất biên chế

Bác sỹ BVĐK huyện Lộc Hà thăm khám cho bệnh nhân.

Năm 2016, BVĐK huyện Lộc Hà có 18 bác sỹ, sau đó tuyển thêm 31 bác sỹ nhưng đến nay, đã có 9 người trong số đó nghỉ việc. Lãnh đạo BVĐK huyện Lộc Hà vẫn nhớ mãi trường hợp một bác sỹ trẻ được bệnh viện cử đi đào tạo sau đại học, thuộc diện quy hoạch lãnh đạo khoa nhưng về làm việc chưa “ấm chỗ” đã viết đơn nghỉ việc để chuyển sang bệnh viện tư nhân. Dù rất tiếc công thu hút, đào tạo (ước tính chi phí đào tạo sau đại học dao động từ 200-230 triệu đồng/bác sỹ) nhưng đơn vị cũng phải chấp nhận vì không có quy định nào để “giữ chân” họ.

Đối với BVĐK thành phố Hà Tĩnh, để đội ngũ bác sỹ yên tâm công tác, bệnh viện vừa có những chính sách quan tâm đến đời sống tinh thần, môi trường làm việc, vừa chăm lo nâng cao thu nhập cho cán bộ, công nhân viên nói chung, đội ngũ bác sỹ nói riêng như: bác sỹ về khoa hồi sức cấp cứu sẽ nhận thêm 3 triệu đồng/tháng, khoa giải phẫu 2 triệu đồng/tháng, khoa truyền nhiễm 1 triệu đồng/tháng… Thế nhưng, trong 2 năm qua, vẫn có 5 bác sỹ rời cơ sở y tế này.

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài 1): Chuyện những người chấp nhận mất biên chế

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài 1): Chuyện những người chấp nhận mất biên chế

Theo thống kê của Sở Y tế Hà Tĩnh, từ năm 2021 đến nay, toàn ngành có 41 trường hợp bỏ việc, xin thôi việc, phần lớn chuyển sang cơ sở y tế ngoài công lập; trong đó có 27 bác sỹ, 4 điều dưỡng, 1 hộ sinh và 9 trường hợp khác. Tương ứng, tuyến tỉnh có 10, tuyến huyện 18 và tuyến xã 13 trường hợp. Thực tế cho thấy, tỷ lệ nhân viên y tế nghỉ việc trên địa bàn tỉnh chưa phải đã cao, song, đáng nói là nhân lực nghỉ việc thuộc nhóm đã qua đào tạo và có kinh nghiệm, trong khi nhóm mới tuyển dụng cần có thời gian để làm quen công việc. Sự dịch chuyển này đã làm ảnh hưởng cục bộ đến hoạt động chuyên môn của một số đơn vị y tế.

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài 1): Chuyện những người chấp nhận mất biên chế

Tình trạng thiếu y bác sỹ đã ảnh hưởng cục bộ đến hoạt động chuyên môn của một số đơn vị y tế.

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài 1): Chuyện những người chấp nhận mất biên chế

Trong khi khối y tế tư nhân đang hút nhân lực từ hệ thống y tế công lập thì tại tuyến cơ sở, tình trạng thiếu bác sỹ vẫn tiếp diễn. Theo tổng hợp từ cơ sở, đến nay, toàn tỉnh đang có 38 trạm y tế ở 12/13 huyện, thị, thành phố chưa có bác sỹ. Đối với cơ sở y tế tuyến huyện, theo đề án vị trí việc làm, gần như tất cả BVĐK/trung tâm y tế có giường bệnh tuyến huyện đều đang thiếu bác sỹ, trong đó, đơn vị thiếu ít nhất là 2 bác sỹ (Trung tâm Y tế Vũ Quang) và nhiều nhất là 20 bác sỹ (BVĐK thành phố Hà Tĩnh). Tại BVĐK tỉnh, theo đề án vị trí việc làm, bệnh viện sẽ có 291 bác sỹ, song, đến nay, đơn vị mới có 243 bác sỹ, đang thiếu hụt 48 bác sỹ.

Để đảm bảo công tác KCB, các BVĐK tuyến huyện và BVĐK tỉnh đang nỗ lực triển khai các đợt tuyển dụng để bổ sung nhân lực. Tuy nhiên, “làn sóng” bác sỹ y tế công lập thôi việc, bỏ việc đã phần nào tác động đến tâm lý của những bác sỹ mới ra trường, khiến công tác tuyển dụng gặp khó khăn. Theo bác sỹ Hồ Giang Nam - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Kỳ Anh, việc tuyển dụng không phải là điều dễ dàng. Đơn vị thông báo tuyển dụng 7 chỉ tiêu nhưng để tuyển đủ số lượng là điều không dễ. Với các trạm y tế tuyến xã đang thiếu thì việc tuyển dụng càng khó hơn nhiều lần.

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài 1): Chuyện những người chấp nhận mất biên chế

BVĐK huyện Cẩm Xuyên chật hẹp, ngày càng xuống cấp về cơ sở vật chất.

Trong bối cảnh khó khăn về nhân lực, tại BVĐK huyện Cẩm Xuyên, giám đốc bệnh viện vẫn là người mổ chính của khoa ngoại, 1 phó giám đốc vẫn trực tiếp gây mê và khi cao điểm vẫn phải trực tiếp khám bệnh tại phòng khám.

Câu chuyện bác sỹ trong các cơ sở y tế công lập nghỉ việc cũng khiến tâm lý của những người ở lại xao động. Theo nhận định, việc dịch chuyển sẽ ngày một gia tăng khi y tế tư nhân đang được khuyến khích phát triển… Để đảm bảo nguồn nhân lực ổn định cho hệ thống y tế công lập, nhất là ở tuyến cơ sở, cần được nhìn nhận đúng bản chất để có giải pháp mới trong thời gian tới.

.

thiết kế: huy tùng

Bài 2: Thu nhập thấp có là lý do chính khiến bác sỹ “nhảy việc”?

Bài cuối: Cần thêm những “thỏi nam châm” để “giữ chân” người tài

(Còn nữa)

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

“Cánh tay nối dài” của chính sách dân số

Thời gian qua, với nhiều hoạt động tích cực trong tuyên truyền KHHGĐ, chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hội KHHGĐ Hà Tĩnh được coi là cánh tay nối dài của các cơ quan triển khai thực hiện chính sách dân số.
Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Hưởng ứng Cuộc thi sáng tác logo ngành dân số

Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình đã tồn tại 3 logo. Do chuyển trọng tâm chính sách dân số từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển cần sáng tác logo mới thay thế logo về dân số và kế hoạch hóa gia đình.
 Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Vì sao nhiều trẻ ở Hương Khê mắc bệnh sởi?

Trước hiện tượng 25 trẻ trong một xã ở Hà Tĩnh mắc sốt phát ban nghi sởi; trong đó, 10 bệnh nhân dương tính với vi rút sởi; các cơ quan chức năng đã vào cuộc không để bệnh lây lan.
Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Vì sao phụ nữ nên sinh con trước 30 tuổi?

Hiện nay, nhiều cặp vợ chồng ở Hà Tĩnh lựa chọn sinh con ở độ tuổi sau 35. Điều này có thể kéo theo nhiều hệ lụy về sức khỏe cho cả mẹ và con cũng như giảm chất lượng dân số.