Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài cuối): Cần thêm những “thỏi nam châm” để “giữ chân” người tài
Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài cuối): Cần thêm những “thỏi nam châm” để “giữ chân” người tài
Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài cuối): Cần thêm những “thỏi nam châm” để “giữ chân” người tài

Việc dịch chuyển bác sỹ từ công sang tư rất dễ tạo nên khủng hoảng nhân lực cho hệ thống y tế công lập trong tương lai gần. Tuy nhiên, về lâu dài, đây lại là cơ hội để thúc đẩy sự phát triển của y tế tư nhân cũng như nâng cao năng lực các bệnh viện công, đáp ứng yêu cầu chung là chăm sóc sức khỏe Nhân dân.

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài cuối): Cần thêm những “thỏi nam châm” để “giữ chân” người tài
Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài cuối): Cần thêm những “thỏi nam châm” để “giữ chân” người tài

Nhận diện được những khó khăn, cản trở sự phát triển, bản thân các cơ sở y tế công lập cần phải có những thay đổi trong công tác điều hành, quản lý, tạo ra những lợi thế trong một sân chơi bình đẳng với hệ thống y tế tư nhân.

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài cuối): Cần thêm những “thỏi nam châm” để “giữ chân” người tài

Thời gian qua, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) huyện Lộc Hà có một số bác sỹ nghỉ việc nhưng nhờ làm khá tốt công tác tuyển dụng nhân lực bổ sung nên bộ máy hoạt động của bệnh viện vẫn chưa chịu nhiều ảnh hưởng. Bên cạnh đó, bệnh viện cũng đang tích cực làm mới mình để thu hút bệnh nhân. Bác sỹ Dương Hùng Anh - Giám đốc bệnh viện nhìn nhận: “Đối với các đơn vị y tế tuyến cơ sở, để thu hút được người bệnh thì điều quan trọng đầu tiên chính là tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh, người nhà bệnh nhân. Tận tâm với người bệnh thì họ sẽ gắn bó với mình”.

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài cuối): Cần thêm những “thỏi nam châm” để “giữ chân” người tài

Các bác sỹ BVĐK huyện Lộc Hà mổ nội soi cấp cứu cho một bệnh nhân.

Nhiều cơ sở y tế cũng đã triển khai cơ chế, chính sách đặc thù để thu hút, “giữ chân” các bác sỹ. Tại Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn, ngoài chính sách thu hút bác sỹ của tỉnh, đơn vị còn xây dựng những cơ chế ưu đãi riêng, trong đó, hỗ trợ 20 triệu đồng/bác sỹ khi về làm việc tại bệnh viện; hỗ trợ 100% chi phí học tập, ăn ở, đi lại cho các bác sỹ khi được cử đi đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn.

“Hiện nay, chúng tôi đang đề xuất, tham mưu với huyện có các chính sách hỗ trợ bác sỹ khi thu hút về làm việc tại đơn vị. Nếu được chấp thuận thì ngoài chính sách của tỉnh, các bác sỹ thu hút về làm việc sẽ được hưởng cả chính sách của huyện và của cả trung tâm. Điều này sẽ động viên, khích lệ lớn đối với các bác sỹ”, ông Lê Nhật Thành - Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn thông tin.

Đẩy mạnh phát triển các dịch vụ cũng là một hướng đi đang được các cơ sở y tế tính đến để nâng cao hiệu quả trong hoạt động tự chủ. Hiện nay, với vai trò là cơ sở y tế đầu ngành của tỉnh, BVĐK tỉnh Hà Tĩnh đang từng bước triển khai đề án xây dựng Trung tâm Sản nhi và Trung tâm Xạ trị. Đây sẽ là nơi nâng tầm về chất trong điều trị nhi khoa, sản khoa và ung bướu, tạo điều kiện cho các y, bác sỹ nâng cao trình độ chuyên môn.

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài cuối): Cần thêm những “thỏi nam châm” để “giữ chân” người tài

Các cơ sở y tế công lập đang nỗ lực nâng cao tinh thần, thái độ phục vụ người bệnh.

Ngoài ra, các cơ sở y tế công lập cũng tích cực tham gia vào các đề án lớn của ngành y tế như: bệnh viện vệ tinh, hội chẩn trực tuyến, khám chữa bệnh (KCB) từ xa… Thời gian qua, hàng trăm cuộc hội chẩn trực tuyến, KCB từ xa được BVĐK tỉnh và các BVĐK: TP Hà Tĩnh, huyện Lộc Hà, TX Kỳ Anh, huyện Cẩm Xuyên; Trung tâm Y tế huyện Hương Sơn triển khai với các cơ sở y tế đầu ngành (các bệnh viện: Bạch Mai, Đại học Y Hà Nội, Trung ương Huế...) nhằm hỗ trợ về chẩn đoán, điều trị các ca bệnh khó. Nhiều cơ sở y tế trong thời gian gần đây cũng tích cực liên hệ, mời gọi các cơ sở y tế đầu ngành cử chuyên gia về hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật mới liên quan đến lĩnh vực tim mạch, nhi khoa, sản khoa, xương khớp, xét nghiệm, gây mê, hồi sức…

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài cuối): Cần thêm những “thỏi nam châm” để “giữ chân” người tài

Chuyên gia đầu ngành về giảm đau hướng dẫn, chuyển giao kỹ thuật chống đau cho Bệnh viện PHCN tỉnh.

Bác sỹ Nguyễn Tuấn - Quyền Giám đốc Sở Y tế khẳng định: “Với sự kết nối, hỗ trợ từ các bệnh viện đầu ngành tuyến Trung ương thông qua các hình thức từ trực tuyến đến trực tiếp “cầm tay, chỉ việc” đã giúp đội ngũ y, bác sỹ ở các cơ sở y tế tiếp thu được nhiều kinh nghiệm, kỹ năng, kiến thức trong chẩn đoán, điều trị và giúp người dân tiếp cận được các dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại cơ sở, giảm bớt thời gian, công sức chuyển tuyến. Đây cũng là cơ hội để các bác sỹ nâng cao tay nghề và bệnh viện thu hút bệnh nhân, tạo thêm nguồn thu”.

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài cuối): Cần thêm những “thỏi nam châm” để “giữ chân” người tài

Bên cạnh nỗ lực của cơ sở y tế công, các cấp chính quyền cần đánh giá thực tế quá trình thực hiện quyền tự chủ để từ đó có những giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong lộ trình này. Nhiều ý kiến cho rằng, không thể áp dụng mô hình tự chủ bệnh viện một cách máy móc mà nên xây dựng lộ trình triển khai cụ thể cho từng đơn vị theo từng tuyến; xây dựng tiêu chí và điều kiện cụ thể cho từng đơn vị ở các tuyến. Đặc biệt, tùy vào điều kiện hiện có của mỗi bệnh viện để đưa ra phương án tự chủ hợp lý nhằm hạn chế việc khoác chiếc áo tự chủ quá rộng so với thực tế…

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài cuối): Cần thêm những “thỏi nam châm” để “giữ chân” người tài

Cần có các chính sách hỗ trợ kịp thời cho các y bác sỹ ở tuyến xã, phường, thị trấn.

Ngoài ra, để góp phần tạo tâm lý ổn định, động viên, đãi ngộ cán bộ, nhân viên y tế ở những thời điểm cam go như giai đoạn cao điểm dịch bệnh, ngành chức năng cần nghiên cứu thêm các chính sách phù hợp và có sự giám sát để nguồn kinh phí hỗ trợ đến đúng đối tượng, kịp thời.

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài cuối): Cần thêm những “thỏi nam châm” để “giữ chân” người tài

Hệ thống y tế công đóng vai trò trụ cột trong chăm sóc sức khỏe Nhân dân, nhất là ở tuyến cơ sở, các vùng sâu, vùng xa - nơi những người dân chưa có điều kiện tiếp cận các phòng khám và bệnh viện tư. Do đó, cùng với sự thay đổi cần thiết của các đơn vị trước yêu cầu mới thì các cấp có thẩm quyền cũng cần có những chính sách, chiến lược dài hơi, đồng bộ để đồng hành, hỗ trợ nâng cao chất lượng KCB, thu hút bệnh nhân và giữ chân nhân lực ở các cơ sở y tế công lập.

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài cuối): Cần thêm những “thỏi nam châm” để “giữ chân” người tài

Các đại biểu HĐND tỉnh biểu quyết thông qua Nghị quyết 71/2022/NQ-HĐND về một số cơ chế, chính sách về lĩnh vực y tế công lập trên địa bàn Hà Tĩnh giai đoạn 2022 - 2025.

Tại Kỳ họp thứ 18 vừa qua, HĐND tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 71/2022/NQ-HĐND về một số cơ chế, chính sách về lĩnh vực y tế công lập trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2022 - 2025 (Nghị quyết 71). Đây tiếp tục được xem như một sự “tiếp sức” của hệ thống chính quyền dành cho lĩnh vực y tế công.

Bà Đào Thị Anh Nga - Trưởng ban Văn hóa - Xã hội (HĐND tỉnh) cho biết: “Thực tế quá trình triển khai thực hiện các chính sách lĩnh vực y tế vẫn còn một số hạn chế như: việc thu hút đội ngũ giáo sư, tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa cấp II; tuyển dụng bác sỹ đa khoa chính quy theo đề án vị trí việc làm; kinh phí đào tạo chuyên khoa ngắn hạn, đào tạo chuyển giao kỹ thuật, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị còn khó khăn. Tình trạng bác sỹ, dược sỹ đại học trở lên bỏ việc, xin thôi việc còn xảy ra. Các đơn vị sự nghiệp y tế thực hiện tự chủ về tài chính nhưng kết cấu giá dịch vụ y tế hiện hành vẫn chưa tính đầy đủ các chi phí cấu thành… Vì vậy, việc ban hành nghị quyết về một số cơ chế, chính sách về lĩnh vực y tế công lập trên địa bàn tỉnh, giai đoạn 2022 - 2025 là rất cần thiết để đáp ứng yêu cầu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe Nhân dân”.

.....

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài cuối): Cần thêm những “thỏi nam châm” để “giữ chân” người tài

Với dự kiến kinh phí hỗ trợ gần 70 tỷ đồng/năm, Nghị quyết 71 có 4 nhóm chính sách được áp dụng, trong đó có nhóm chính sách hỗ trợ thêm ngoài lương và tăng cường cơ sở vật chất, đầu tư trang thiết bị, thuê dịch vụ công nghệ thông tin cho các cơ sở y tế công lập. Cụ thể, hỗ trợ thêm ngoài lương mức 2 triệu đồng/người/tháng đối với bác sỹ, dược sỹ đại học công tác trong các cơ quan quản lý Nhà nước về y tế, bệnh viện phổi, bệnh viện tâm thần; bác sỹ làm việc thường xuyên, liên tục trong các lĩnh vực: truyền nhiễm, cấp cứu, hồi sức cấp cứu, giải phẫu bệnh thuộc các cơ sở KCB; giám định viên pháp y; bác sỹ công tác tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh; lĩnh vực y tế dự phòng thuộc các trung tâm y tế huyện, thành phố, thị xã. Hỗ trợ 750 nghìn đồng/người/tháng đối với bác sỹ công tác trong lĩnh vực KCB thuộc trung tâm y tế/BVĐK huyện, thành phố, thị xã. Hỗ trợ 1,5 triệu đồng/người/tháng đối với bác sỹ công tác tại trạm y tế xã, phường, thị trấn thuộc các trung tâm y tế huyện, thành phố, thị xã (đối tượng là nữ được hưởng thêm 5% mức hỗ trợ)…

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài cuối): Cần thêm những “thỏi nam châm” để “giữ chân” người tài

BVĐK tỉnh được các chuyên gia chuyển giao các kỹ thuật liên quan đến gây mê, hồi sức, giảm đau; kiến thức chẩn đoán, điều trị bệnh truyền nhiễm ở trẻ em.

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài cuối): Cần thêm những “thỏi nam châm” để “giữ chân” người tài

Bác sỹ Nguyễn Tuấn - Quyền Giám đốc Sở Y tế cho rằng: “Nghị quyết 71 của HĐND tỉnh có tính hỗ trợ, khích lệ rất lớn cho các cơ sở y tế và đội ngũ y, bác sỹ. Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng KCB và giữ chân được đội ngũ y, bác sỹ ở các cơ sở y tế đã tự chủ thì vẫn chưa đủ. Bởi có một thực tế là sự chênh lệch về thu nhập giữa cơ sở y tế tư nhân và công lập đang rất lớn. Điều cốt lõi nhất vẫn nằm ở giá viện phí khi hiện nay giá viện phí ở bệnh viện công chỉ mới tính được 4/7 yếu tố cấu thành. Hơn nữa, giá viện phí ở thời điểm này không còn phù hợp khi mức lương cơ sở đã tăng lên nhiều lần. Thế nên, để gỡ khó cho các cơ sở y tế tự chủ, nâng cao được nguồn thu nhập cho các y, bác sỹ thì quan trọng nhất vẫn là giá viện phí cần tính đúng, tính đủ các yếu tố cấu thành”.

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài cuối): Cần thêm những “thỏi nam châm” để “giữ chân” người tài

Bác sỹ tuyến trung ương về trực tiếp thăm khám, tư vấn điều trị và hướng dẫn kỹ năng chẩn đoán, điều trị tại Trung tâm Y tế huyện Nghi Xuân.

Bên cạnh đó, vừa qua, Sở Y tế kiến nghị Chính phủ có chính sách thu hút đối với các bác sỹ đa khoa chính quy về công tác tại các bệnh viện chuyên khoa như: Bệnh viện Tâm thần, Bệnh viện Phổi hay các đơn vị KCB miền núi khó khăn, vùng bãi ngang ven biển... Xem xét việc công chức, viên chức gián tiếp, cán bộ làm công tác hành chính tại đơn vị được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 20% và được đưa vào quỹ tiền lương để phê duyệt; xây dựng chế độ phụ cấp thâm niên nghề cho công chức, viên chức ngành y tế.

Bác sỹ rời cơ sở y tế công và thách thức về bài toán nhân lực (Bài cuối): Cần thêm những “thỏi nam châm” để “giữ chân” người tài

Bệnh viện Đa khoa tỉnh đang cùng các cơ sở y tế công lập nỗ lực tự gỡ khó.

Trước “làn sóng” dịch chuyển bác sỹ từ y tế công lập sang tư nhân đang diễn ra trên cả nước, cuối tháng 5/2022, Công đoàn ngành Y tế Việt Nam đã tập hợp các kiến nghị của cán bộ, công nhân, viên chức ngành y tế để gửi tới lãnh đạo Đảng, Nhà nước. Trong đó có kiến nghị chính sách viện phí phải được tính đúng, tính đủ chi phí để đảm bảo duy trì hoạt động của các bệnh viện, trong đó có chi phí đảm bảo an toàn cho cán bộ y tế. Công đoàn ngành Y tế Việt Nam kiến nghị lương khởi điểm của bác sỹ tương đương bậc 2 là 2,67. Bộ Y tế cũng đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập…

Trên các diễn đàn hiện nay, câu chuyện bác sỹ bỏ bệnh viện công, chuyển đến bệnh viện tư cũng như tâm tư của người trong cuộc đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Các kiến nghị, nguyện vọng gửi đến các cấp, ngành, cơ quan liên quan đã được tiếp nhận, từng bước điều chỉnh. Những tín hiệu tích cực này cần được thông tin, tuyên truyền tới đội ngũ y, bác sỹ trong hệ thống y tế công lập. Về phía ngành y tế và từng đơn vị, cần tiếp tục định hướng về những lợi thế của hệ thống y tế công (môi trường tốt để học hỏi, nâng cao năng lực chuyên môn), khơi dậy trách nhiệm xã hội, sự cống hiến của lương y đối với công tác chăm sóc sức khỏe Nhân dân để trước mắt là “hạ nhiệt” sự dịch chuyển, xa hơn là tạo sự phục hồi nhân lực.

Video: Anh Tấn

thiết kế: huy tùng

Bài 1: Chuyện những người chấp nhận mất biên chế

Bài 2: Thu nhập thấp có là lý do chính khiến bác sỹ “nhảy việc”?

Chủ đề Sức khỏe cộng đồng

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast