Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ vừa ký quyết định ban hành Bộ Tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (tên tiếng Anh là One Commune One Product - OCOP, gọi tắt là Chương trình OCOP), gọi chung là Bộ Tiêu chí OCOP.
Hồng không hạt sản xuất tại Hợp tác xã hồng không hạt Quản Bạ. Ảnh minh họa: baohagiang.vn
Bộ Tiêu chí OCOP là căn cứ để đánh giá, phân hạng sản phẩm tham gia chương trình mỗi xã một sản phẩm, sẽ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước và từng thời kỳ. Các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP gồm 6 ngành hàng: Thực phẩm; đồ uống; thảo dược; vải và may mặc; lưu niệm - nội thất - trang trí và dịch vụ du lịch nông thôn, bán hàng.
Bộ Tiêu chí của sản phẩm gồm 3 phần: Phần A: Các tiêu chính đánh giá về sản phẩm và sức mạnh cộng đồng (35 điểm) gồm: Tổ chức sản xuất; phát triển sản phẩm; sức mạnh cộng đồng. Phần B: Các tiêu chí đánh giá về khả năng tiếp thị (25 điểm), gồm: Tiếp thị, câu chuyện về sản phẩm. Phần C: Các tiêu chí đánh giá về chất lượng sản phẩm (40 điểm) gồm: Chỉ tiêu cảm quan, dinh dưỡng, tính độc đáo của sản phẩm; tiêu chuẩn sản phẩm; khả năng xuất khẩu, phân phối tại thị trường quốc tế.
Phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP căn cứ vào kết quả đánh giá sản phẩm theo Bộ Tiêu chí. Tổng điểm đánh giá cho mỗi sản phẩm tối đa là 100 điểm và được phân thành 5 hạng. Cụ thể, hạng 5 sao có tổng điểm trung bình đạt từ 90-100 điểm, là sản phẩm cấp quốc gia, có thể xuất khẩu; hạng 4 sao có tổng điểm trung bình đạt từ 70-89 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh, có thể nâng cấp lên hạng 5 sao; hạng 3 sao có tổng điểm trung bình đạt từ 50-69 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh, đạt tiêu chuẩn, có thể nâng cấp lên hạng 4 sao; hạng 2 sao có tổng điểm trung bình đạt từ 30-49 điểm, sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn, có thể tiếp tục nâng cấp để nâng lên hạng 3 sao; hạng 1 sao có tổng điểm trung bình đạt dưới 30 điểm, là sản phẩm khởi điểm tham gia Chương trình OCOP, có thể nâng cấp lên hạng 2 sao.
Về quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP, công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia làm 3 cấp: Cấp huyện, cấp tỉnh và cấp trung ương; Giấy chứng nhận cho các sản phẩm OCOP đạt từ 3-5 sao có giá trị trong thời hạn 36 tháng kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ: Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Y tế, các bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn, triển khai Quyết định này.
Đối với các địa phương đã ban hành Bộ tiêu chí OCOP và tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, kết quả đánh giá, phân hạng được bảo lưu đến hết ngày 31/12/2019.
Kỳ họp thứ 25 của HĐND tỉnh Hà Tĩnh đã quyết nghị thành lập 5 cơ quan chuyên môn mới thuộc UBND tỉnh gồm: Sở Tài chính, Sở Xây dựng, Sở KH&CN, Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Môi trường.
Tại Kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh khoá XVIII, ông Dương Tất Thắng - Bí thư Thành ủy Hà Tĩnh đã được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh với 100% số phiếu đồng ý.
Ngay từ đầu năm, các địa phương của TP Hà Tĩnh đã bám sát các nhiệm vụ trọng tâm, sôi nổi thi đua cho mục tiêu tăng trưởng tổng giá trị sản phẩm năm 2025 đạt 12%.
Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND TP Hà Tĩnh, huyện Hương Sơn, Đức Thọ, Kỳ Anh sau khi được sắp xếp, thành lập theo quy định sẽ chính thức đi vào hoạt động kể từ ngày 1/3/2025.
Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản tổng hợp danh sách đề nghị lấy ý kiến nhân dân xét tặng, truy tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”.
Thủ tướng vừa được Quốc hội trao thêm quyền quyết định áp dụng các biện pháp cấp bách khác với quy định của pháp luật hiện hành trong trường hợp thật cần thiết vì lợi ích quốc gia.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải yêu cầu Sở KH&ĐT, Cục Thống kê Hà Tĩnh rà soát dư địa từng lĩnh vực, địa phương, tham mưu giao chỉ tiêu tăng trưởng để chỉ đạo thực hiện, bảo đảm mục tiêu GRDP của tỉnh đạt trên 8%.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục nêu cao trách nhiệm trong công tác tiếp công dân, xử lý khiếu nại, tố cáo.
HĐND huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) họp chuyên đề thông qua việc thành lập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc UBND huyện theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
"Đã làm cán bộ thôn thì phải gần dân, sát dân, bà con mới tin tưởng và làm theo" - bà Nguyễn Thị Xoan, Bí thư Chi bộ thôn Hợp Bình, xã Hương Minh (Vũ Quang, Hà Tĩnh) chia sẻ.
Các cơ quan sẽ nghiên cứu, báo cáo cấp có thẩm quyền tổ chức lại hoạt động của tòa án nhân dân và viện kiểm sát nhân dân cấp huyện cho phù hợp khi không còn công an cấp này.
Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh Hà Tĩnh lấy ý kiến Nhân dân về việc trình đề nghị Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhì, Huân chương Lao động hạng Ba cho 34 cá nhân.
Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Tổ trưởng Tổ 16 điều hành phiên thảo luận gồm ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Lâm Đồng, Cà Mau, Hà Tĩnh.
Chiều 5/2, Ban Chấp hành Đảng bộ Chính phủ nhiệm kỳ 2020-2025 tổ chức Hội nghị lần thứ nhất. Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), nhằm đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương tinh, gọn, mạnh.
Với yêu cầu phấn đấu hoàn thành dự án điện hạt nhân Ninh Thuận trước 31/12/2030, Thủ tướng giao Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, Tập đoàn Công nghiệp năng lượng Quốc gia (Petrovietnam) làm chủ đầu tư Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải và các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Nguyễn Hồng Lĩnh, Trần Báu Hà đã đi kiểm tra sản xuất đầu năm và tham gia Tết trồng cây tại các huyện Đức Thọ, Hương Khê, Cẩm Xuyên, Thạch Hà, Kỳ Anh, TX Hồng Lĩnh và TX Kỳ Anh.
Trong bối cảnh đẩy mạnh cải cách hành chính, việc tinh gọn bộ máy, sáp nhập các cơ quan có chức năng tương đồng đang trở thành một yêu cầu cấp thiết nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, tiết kiệm nguồn lực và phục vụ nhân dân tốt hơn. Tuy nhiên, quá trình này đòi hỏi sự đồng thuận cao từ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, cũng như sự công bằng, minh bạch và hỗ trợ thiết thực từ phía Nhà nước.
Đón mùa xuân đầu tiên với đơn vị hành chính mới, mỗi người dân huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) càng thêm khí thế, quyết tâm xây dựng huyện nhà phát triển vững mạnh hơn.
Sáng 31/1 (tức mùng 3 tháng Giêng năm Ất Tỵ), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự lễ phát động Tết trồng cây “Đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025, tại Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế, thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam Nguyễn Thanh Bình đã trao tặng 300 suất quà cho các gia đình chính sách, có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn TP Hà Tĩnh.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Trần Báu Hà đề nghị các đơn vị bố trí quân số, phương tiện máy móc, thiết bị, không để bị động bất ngờ trong mọi tình huống, đảm bảo cho Nhân dân đón Tết vui tươi, đầm ấm, an toàn.
Những ngày này, các tuyến đường ở thị trấn Vũ Quang (Hà Tĩnh) rợp sắc đỏ của cờ hoa, tô thắm diện mạo cho “phố núi” vào dịp mừng Đảng, mừng xuân và hướng tới kỷ niệm 25 năm thành lập huyện.
Các cán bộ, lãnh đạo TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) qua các thời kỳ vui mừng trước những kết quả mà thị xã đã đạt được trong năm 2024, đồng thời đóng góp những ý kiến tâm huyết đối với việc thực hiện nhiệm vụ của địa phương trong thời gian tới.