Băn khoăn về chi phí, nhiều doanh nghiệp vận tải Hà Tĩnh không mặn mà lắp camera giám sát

(Baohatinh.vn) - Theo quy định, Hà Tĩnh có gần 1.500 phương tiện kinh doanh vận tải phải hoàn thành lắp camera giám sát trước ngày 1/7. Nhưng tính tới giữa tháng 4, mới chỉ có chưa tới 100 xe lắp đặt.

Băn khoăn về chi phí, nhiều doanh nghiệp vận tải Hà Tĩnh không mặn mà lắp camera giám sát

Công ty CP Vận tải ô tô Hà Tĩnh có 130 đầu xe nằm trong diện phải lắp camera giám sát trên xe.

Công ty CP Vận tải ô tô Hà Tĩnh có 130 phương tiện vận tải hành khách, trong đó 120 phương tiện là xe buýt cùng 10 xe khách chạy tuyến cố định Hà Tĩnh – Hà Nội và ngược lại. Để có thể quản lý tốt quá trình hoạt động, di chuyển của phương tiện, Công ty đã lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GPS) trên tất cả các xe.

Cùng với đó, công ty còn bỏ ra chi phí không nhỏ để lắp thêm camera theo dõi, ghi hình được các khu vực, vị trí làm việc của tài xế, hành khách lên xuống cũng như giúp xử lý các tình huống phát sinh đối với 10 xe khách chạy tuyến cố định.

Băn khoăn về chi phí, nhiều doanh nghiệp vận tải Hà Tĩnh không mặn mà lắp camera giám sát

Hệ thống giám sát hành trình được lắp trên các phương tiện của Công ty CP Vận tải ô tô Hà Tĩnh hiện vẫn hoạt động rất ổn định.

Theo Nghị định số 10/2020/NĐ-CP1, ngày 17/1/2020 quy định về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, trước ngày 1/7/2021 xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách từ 9 chỗ ngồi trở lên (kể cả người lái xe) và xe vận tải hàng hoá bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe trong suốt quá trình xe tham gia giao thông. Có nghĩa là gần 1.500 phương tiện kinh doanh vận tải hành khách từ 9 chỗ trở lên và xe vận tải hàng hóa bằng container, đầu kéo phải hoàn thành lắp camera giám sát trước ngày 1/7. Nhưng tính tới giữa tháng 4, mới chỉ có chưa tới 100 xe lắp đặt.

Giám đốc Công ty CP Vận tải ô tô Hà Tĩnh Trần Văn Sỹ cho biết: Theo quy định nêu trên thì đơn vị bắt buộc phải lắp đặt mới hệ thống camera giám sát cho tất cả 130 đầu xe, kể cả 10 phương tiện chạy tuyến cố định bởi số camera này bị cho là không hợp chuẩn.

“Sau hơn một năm bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, đơn vị đang gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình hoạt động. Trong khi doanh thu cả năm 2020 chỉ bằng 50% so với năm 2019 thì quý I/2021 mới bắt đầu có dấu hiệu phục hồi nhưng cũng chỉ bằng 75% so với cùng kỳ 2019. Lượng khách sụt giảm mà các chi phí khác như xăng, dầu lại tăng lên cùng với tiền lương, chế độ nhân viên vẫn phải đảm bảo khiến đơn vị phải rất “đau đầu” trong tính toán thu chi” - ông Trần Văn Sỹ chia sẻ.

Băn khoăn về chi phí, nhiều doanh nghiệp vận tải Hà Tĩnh không mặn mà lắp camera giám sát

Các camera giám sát mà chủ xe lắp trước đó được xác định là không hợp chuẩn theo yêu cầu của Bộ GTVT.

Ông Sỹ nói cho biết thêm: Báo giá của một đơn vị kinh doanh về loại camera giám sát hợp với quy chuẩn mà Bộ GTVT yêu cầu có giá 6,7 triệu đồng/bộ/xe. Tính ra, tổng số chi phí mà công ty bỏ ra lắp đặt 130 phương tiện là gần 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, phí duy trì hệ thống camera này là gần 200 triệu đồng/năm (1 camera/năm là 1,5 triệu đồng).

“Trong tình hình kinh doanh như hiện nay thì số tiền 1 tỷ đồng là rất lớn. Đó là còn chưa kể tới việc hệ thống camera giám sát sẽ hoạt động ra sao sau khi được lắp đặt, trong khi thiết bị giám sát hành trình (GPS) đã lắp trước đó đang hoạt động ổn định, dữ liệu truyền về cho công ty và các đơn vị liên quan không có vấn đề gì cả”, Giám đốc Công ty CP Vận tải ô tô Hà Tĩnh Trần Văn Sỹ thông tin.

Băn khoăn về chi phí, nhiều doanh nghiệp vận tải Hà Tĩnh không mặn mà lắp camera giám sát

Các doanh nghiệp vận tải hành khách của Hà Tĩnh gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của dịch Covid-19.

Không chỉ có Công ty CP Vận tải ô tô Hà Tĩnh mà phần lớn các đơn vị kinh doanh vận tải ở Hà Tĩnh nằm trong “diện" lắp đặt hệ thống camera giám sát cũng đang băn khoăn trước quy định mới này.

Dù thời gian để hoàn thành việc lắp đặt camera theo quy định không còn dài (hạn ngày 1/7), tuy nhiên hiện các chủ xe chưa “mặn mà” với việc lắp mới. Một số nhà xe có lắp nhưng chỉ mang tính “thăm dò”.

Băn khoăn về chi phí, nhiều doanh nghiệp vận tải Hà Tĩnh không mặn mà lắp camera giám sát

Hà Tĩnh có 869 xe đầu kéo nhưng chỉ mới có 49 phương tiện lắp đặt camera giám sát trên xe.

Theo thống kê, trên địa bàn Hà Tĩnh có 96 đơn vị phải lắp camera giám sát (42 đơn vị vận tải hành khách, 6 đơn vị vận tải bằng xe container và 48 đơn vị vận tải bằng xe đầu kéo) với tổng 1.497 xe (563 xe khách trên 9 chỗ, 65 container, 869 xe đầu kéo).

Tính tới thời điểm ngày 15/4, đã có 94 xe lắp đặt xong hệ thống camera giám sát, trong đó có 45 xe khách trên 9 chỗ và 49 xe đầu kéo. Hiện vẫn còn 1.403 phương tiện chưa triển khai lắp đặt

“Công ty có 12 phương tiện kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng phải hoàn thành lắp đặt xong camera giám sát trước 1/7 nhưng nay chỉ mới lắp 3 xe thôi. Dịch bệnh thế này, khách đi xe rất hạn chế nên chúng tôi chỉ lắp ở những xe có khách đi mà thôi”, đại diện Công ty CP Vận tải Thành Đạt cho biết.

Băn khoăn về chi phí, nhiều doanh nghiệp vận tải Hà Tĩnh không mặn mà lắp camera giám sát

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Tĩnh Trần Quốc Toản

Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Tĩnh Trần Quốc Toản nói rằng, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, việc kinh doanh của các đơn vị vận tải, nhất là vận tải hành khách rất khó khăn. Có nhiều đơn vị chỉ đạt 30% doanh thu so với thời kỳ chưa có dịch dẫn tới việc nợ lương công nhân, trog khi bình quân chi phí lắp đặt camera giám sát dao động từ 100 triệu tới cả tỷ đồng.

“Sẽ rất khó để các doanh nghiệp vận tải ở địa bàn Hà Tĩnh hoàn thành việc lắp đặt camera giám sát xong trước ngày 1/7. Chúng tôi đã kiến nghị lên Sở GTVT về việc đề xuất các ngành chức năng cho lùi thời hạn lắp camera giám sát trên xe ô tô”, ông Trần Quốc Toản thông tin.

Băn khoăn về chi phí, nhiều doanh nghiệp vận tải Hà Tĩnh không mặn mà lắp camera giám sát

Các doanh nghiệp vận tải kiến nghị xin lùi thời hạn lắp đặt camera giám sát nhưng không được Bộ GTVT chấp thuận.

Trao đổi về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Việt Thắng cho hay: Thông qua Hiệp hội Vận tải ô tô Hà Tĩnh, sở cũng đã nắm được những khó khăn, vướng mắc cũng như kiến nghị của các đơn vị kinh doanh vận tải về việc lùi thời hạn lắp đặt camera giám sát. Tuy nhiên, vào năm 2020, Bộ GTVT đã có trả lời các đơn vị là không đồng ý lùi thời hạn.

“Nhận thấy quy định lắp camera giám sát trên xe là cần thiết, Sở GTVT không có kiến nghị gì với cấp trên. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về vận tải trên địa bàn, đơn vị đã tổ chức tập huấn các nội dung Nghị định 10/2020/NĐ-CP cho các doanh nghiệp và thường xuyên đôn đốc thực hiện theo đúng lộ trình quy định. Hiện nay, các doanh nghiệp đang phối hợp với đơn vị cung cấp thiết bị thực hiện lắp đặt camera giám sát trên xe, phấn đấu hoàn thành đúng tiến độ”, Phó Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Việt Thắng thông tin.

Theo quy định của Nghị định 10/2020 về kinh doanh, điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ôtô, trước ngày 1.7.2021 xe ôtô kinh doanh vận tải hành khách từ 9 chỗ ngồi trở lên (kể cả người lái xe) và xe vận tải hàng hoá bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe trong suốt quá trình xe tham gia giao thông.

Dữ liệu hình ảnh được cung cấp cho cơ quan công an, thanh tra giao thông và cơ quan cấp giấy phép nhằm kiểm soát hoạt động của lái xe, ngăn ngừa, xử lý xe chở quá tải, nhồi nhét khách, chạy sai hành trình, luồng tuyến.

Thực hiện việc này, Tổng cục Đường bộ yêu cầu mỗi xe khách phải lắp camera theo dõi ghi hình được các khu vực, như vị trí làm việc của lái xe, vị trí khách lên xuống, khoang hành khách.

Trong quá trình hoạt động, camera phải truyền được dữ liệu hình ảnh về trung tâm với tần suất 3-5 phút/lần. Đơn vị vận tải phải lưu trữ hình ảnh camera tối thiểu 24 giờ khi xe chạy cự ly đến 500km, tối thiểu 72 giờ với xe chạy trên 500km.

Chủ đề An toàn giao thông

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast