(Baohatinh.vn) - Các đại biểu đề nghị Sở Nội vụ Hà Tĩnh làm rõ thêm một số vấn đề liên quan đến các chính sách dành cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động…
Sáng 26/11, Trưởng ban Pháp chế HĐND tỉnh Nguyễn Thị Nhuần chủ trì làm việc với Sở Nội vụ về các tờ trình, dự thảo nghị quyết trình kỳ họp cuối năm 2024. Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Trần Nhật Tân và các sở, ngành, đơn vị liên quan tham dự.
Tờ trình, dự thảo Nghị quyết về chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người hoạt động không chuyên trách và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh có một số chính sách quan trọng như: Đối tượng được nghỉ hưu trước tuổi theo chính sách tinh giản biên chế nếu nghỉ trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định của cấp có thẩm quyền được hỗ trợ thêm một lần bằng 60%; nếu nghỉ sau 12 tháng kể từ khi có quyết định của cấp có thẩm quyền được hỗ trợ thêm một lần bằng 30% kinh phí được hưởng theo chính sách tinh giản biên chế.
Đối tượng được nghỉ thôi việc ngay, nếu nghỉ trong thời gian 12 tháng kể từ khi có quyết định của cấp có thẩm quyền được hỗ trợ thêm một lần bằng 70% kinh phí được hưởng theo chính sách tinh giản biên chế; nếu nghỉ sau 12 tháng kể từ khi có quyết định của cấp có thẩm quyền được hỗ trợ thêm một lần bằng 35% kinh phí được hưởng theo chính sách tinh giản biên chế quy định.
Ngoài chế độ, chính sách tinh giản biên chế được hưởng theo quy định tại Nghị định số 29/2023/NĐ-CP, đối tượng được nghỉ hưu trước tuổi được hỗ trợ thêm một lần bằng 60% kinh phí được hưởng theo chính sách tinh giản biên chế. Nghỉ thôi việc ngay được hỗ trợ thêm một lần bằng 70% kinh phí được hưởng theo chính sách tinh giản biên chế…
Về giao biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính; phê duyệt tổng số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức hội năm 2025: Biên chế công chức trong các cơ quan, tổ chức hành chính giao năm 2025 là 2.182, giảm 28 biên chế so với năm 2024. Số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập năm 2025 giao 24.693, giảm 244 biên chế so với biên chế giao năm 2024. Bổ sung 386 biên chế sự nghiệp giáo dục mầm non và phổ thông công lập theo quyết định của Trung ương. Số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước trong các đơn vị sự nghiệp công lập dự phòng năm 2025 là 244.
Phát biểu tại cuộc làm việc, các đại biểu đề nghị làm rõ một số vấn đề liên quan đến các chính sách dành cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các đối tượng khác tinh giản biên chế, dôi dư trong quá trình sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã. Giải pháp thực hiện kế hoạch biên chế năm 2025 của tỉnh trong xây dựng phương án sắp xếp, kiện toàn các cơ quan, đơn vị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ Nhân dân.
Cần xem xét thời gian hưởng chế độ, mức hỗ trợ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động để phù hợp thực tiễn, tránh việc thiệt thòi cho cán bộ. Nghiên cứu chính sách tinh giản ở các sở, ngành nhằm đáp ứng lộ trình sáp nhập của Trung ương.
Đoàn viên thanh niên Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã thẳng thắn trao đổi với lãnh đạo huyện về chính sách vay vốn hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp, lập nghiệp, đào tạo, giải quyết việc làm.
Các kiến nghị của công dân TP Hà Tĩnh chưa được xử lý dứt điểm chủ yếu liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường dự án, giải phóng mặt bằng...
Giai đoạn 2020-2025, tập trung thực hiện định hướng phát triển Khu kinh tế Vũng Áng theo hướng đa ngành nghề, đa lĩnh vực, trở thành trung tâm kinh tế và đô thị phía Nam của tỉnh, Hà Tĩnh tiếp tục ban hành nhiều nghị quyết, với các cơ chế, chính sách rộng mở, tạo đòn bẩy để khu kinh tế trọng điểm mạnh mẽ vươn mình đón thời cơ mới.
Tổ chức bộ máy tại các cơ quan của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ và Văn phòng Quốc hội sẽ tiếp tục được sắp xếp với mục tiêu tinh gọn, hoạt động hiệu quả.
Quyết định số 33/2017/QĐ-UBND ngày 30/6/2017 của UBND tỉnh quy định mức giá tối đa đối với dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt trên địa bàn Hà Tĩnh.
Thủ tướng lập Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 18 Trung ương về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, do ông làm trưởng ban.
Hơn 300 cán bộ cốt cán thôn, tổ dân phố thuộc 16 xã, thị trấn trên địa bàn tham gia hội nghị đối thoại với người đứng đầu cấp ủy, chính quyền Đức Thọ (Hà Tĩnh).
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh đề nghị các sở, ngành, địa phương Hà Tĩnh vào cuộc quyết liệt, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của công dân để giải quyết đơn thư, vụ việc đảm bảo đúng luật định.
HĐND huyện Cẩm Xuyên khóa XX nhiệm kỳ 2021-2026 đã tiến hành miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐND huyện và thông qua một số tờ trình, nghị quyết quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh phát động phong trào toàn dân ra quân làm thủy lợi phục vụ sản xuất, dân sinh từ ngày 15/11/2024 đến ngày 10/2/2025 trên toàn tỉnh.
Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH Hà Tĩnh chủ trì phiên thảo luận tổ của Quốc hội về các dự án giao thông, nhà ở quan trọng.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải yêu cầu các sở, ngành, địa phương, đơn vị rà soát kỹ từng nội dung, bảo đảm căn cứ pháp luật và tính khả thi để trình kỳ họp cuối năm của HĐND tỉnh Hà Tĩnh.
Cử tri các địa phương ở Hà Tĩnh đã phản ánh, đề xuất, kiến nghị nhiều vấn đề có liên quan đến nông nghiệp, nông thôn, NTM, sáp nhập đơn vị hành chính, xây dựng hạ tầng…
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải và Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Võ Hồng Hải ghi nhận các ý kiến tâm huyết của cử tri và giao các sở, ngành Hà Tĩnh và các địa phương xem xét, giải quyết theo thẩm quyền.
Chủ tịch UBND tỉnh Võ Trọng Hải giao các sở, ban, ngành Hà Tĩnh và huyện Đức Thọ rà soát những vấn đề cử tri kiến nghị, đề xuất, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh, tham mưu phương án giải quyết.
Phiên chất vấn diễn ra từ ngày 11-12/11. Quốc hội chất vấn tập trung vào 3 nhóm vấn đề: Ngân hàng, y tế, thông tin và truyền thông. Đây là những nhóm vấn đề phù hợp với yêu cầu thực tiễn đặt ra.
Thông qua đối thoại, nhiều vướng mắc đã được cấp ủy, chính quyền huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) giải quyết kịp thời, tạo sự đồng thuận trong xã hội và củng cố niềm tin trong Nhân dân.
Ủy ban Pháp luật đã họp Phiên toàn thể để thẩm tra các tờ trình và đề án của Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của các tỉnh, thành phố, trong đó có Hà Tĩnh.
Nâng cao chất lượng quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, quan tâm đến xây dựng hạ tầng đô thị là những nội dung cử tri TP Hà Tĩnh kiến nghị tới tổ đại biểu HĐND tỉnh.
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các cấp, ngành, địa phương quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đề ra, phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu chủ yếu của năm 2024, tạo đà cho năm 2025.
Đại biểu Quốc hội Hà Tĩnh Phan Thị Nguyệt Thu góp ý nhằm hoàn thiện Nghị quyết hướng đến mục tiêu xử lý hiệu quả và kịp thời các tài sản, vật chứng trong quá trình tố tụng.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu và công khai, minh bạch trong thi tuyển, Hà Tĩnh đã vào cuộc mạnh mẽ và thu hút nhiều nhân tài về công tác trên địa bàn theo Nghị định 140 của Chính phủ.
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về chủ trương đầu tư chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo và dự án Luật Hóa chất.
Trong 193 năm, xã Sơn Bằng (Hương Sơn, Hà Tĩnh) luôn phát huy truyền thống yêu nước, phấn đấu vươn lên thành địa phương có nhiều điểm sáng trong các phong trào ở huyện Hương Sơn.
Đại biểu HĐND huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) khóa XX đã biểu quyết thông qua 3 nghị quyết liên quan đến điều chỉnh dự toán chi thường xuyên, kế hoạch vốn đầu tư công và chủ trương đầu tư dự án...