Băng cướp “nhí” và bài học pháp lý không bao giờ muộn

(Baohatinh.vn) - Trình độ văn hóa thấp, nhận thức pháp lý yếu kém cộng với thói thích chơi bời, lêu lổng là những nguyên nhân đưa 4 thanh niên ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) vào vòng lao lý.

Băng cướp “nhí” và bài học pháp lý không bao giờ muộn

Ngày 21/12/2021, TAND huyện Kỳ Anh mở phiên tòa xứt xử Bùi Văn Bình, Nguyễn Tiến Quang, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Minh Vũ về tội “cướp tài sản”.

Hoàn cảnh gia đình khó khăn về điều kiện kinh tế lại không có sự chăm sóc trọn vẹn từ bố mẹ, Bùi Văn Bình (SN 1998), Nguyễn Tiến Quang (SN 1995) cùng trú tại xã Kỳ Đồng; Nguyễn Văn Quang (SN 2001), Nguyễn Minh Vũ (SN 2002) cùng trú tại xã Kỳ Khang, huyện Kỳ Anh, đều bỏ học sớm, người có “trình độ” cao nhất cũng chỉ học đến lớp 9/12.

Không nghề nghiệp, trình độ văn hóa thấp, nhận thức pháp lý hạn chế, nhóm này thường tụ tập, rủ rê nhau cùng tham gia các cuộc chơi vô bổ, các tệ nạn xã hội. Và rồi, như một quy luật tất yếu, điểm đến của 4 thanh niên “lười làm, chăm chơi” này là con đường phạm tội, rơi vào vòng lao lý.

Băng cướp “nhí” và bài học pháp lý không bao giờ muộn

Trước đó, ngày 22/7/2021, 4 bị cáo đã gây ra vụ cướp tài sản trên tuyến đường quốc phòng ven biển đoạn đi qua thôn Phú Thượng, xã Kỳ Phú hướng ra xã Kỳ Xuân, huyện Kỳ Anh.

Như thường lệ, vào khoảng 18 giờ ngày 22/7/2021, Bùi Văn Bình cùng Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Minh Vũ và Nguyễn Tiến Quang cùng tập trung ở nhà Bình để “chém gió”.

Nói chuyện chán chê, đến khoảng gần 20 giờ, Vũ rủ các đối tượng sử dụng ma túy đá – thứ mà thi thoảng có tiền, cả bọn lại cùng nhau “chơi cho biết”. Tuy nhiên, vấn đề cơ bản nhất là tiền thì cả 4 đều không có.

Nguyễn Tiến Quang đề xuất ý định lừa xe máy của bạn để cầm cố lấy tiền nhưng cả nhóm không đồng ý. Bùi Văn Bình cho rằng, “chẳng thà lừa người giàu chứ đừng lừa những người như ta” và “chạy vòng coi có con mồi nào có điều kiện (điện thoại, đồng hồ...) ta cướp”.

Nghe Bình nói “có lý”, cả bọn đồng ý đi “ăn hàng”. Đến đường quốc phòng ven biển đoạn đi qua thôn Phú Thượng, xã Kỳ Phú hướng ra xã Kỳ Xuân, phát hiện thấy 2 cháu N.T.Q. (2004) và H.T.H.(SN 2005) đang đi xe đạp cùng chiều, trước giỏ xe có 2 chiếc điện thoại di động, nhóm này đã ép xe vào lề đường.

Mặc cho 2 em Q. và H. điều khiển xe đạp bỏ chạy trong sợ hãi, Văn Quang và Bình vẫn tiếp tục đuổi theo, thực hiện bằng được mục đích cướp điện thoại.

Sau vụ cướp, Bình giữ lại 1 chiếc điện thoại để sử dụng, chiếc còn lại bọn chúng bán được 2,2 triệu đồng (giá trị tài sản chiếc điện thoại tại thời điểm đó là 2,6 triệu đồng).

Băng cướp “nhí” và bài học pháp lý không bao giờ muộn

Các bị cáo nghe đại diện Viện KSND huyện Kỳ Anh công bố cáo trạng.

Tại phiên tòa xét xử về tội danh “cướp tài sản” của TAND huyện Kỳ Anh vào ngày 21/12/2021, 4 bị cáo Bình, Tiến Quang, Vũ và Văn Quang lộ rõ nét lo lắng, hối hận khi phải đối diện với HĐXX và những người tham dự.

Phải đến khi đứng trước bục khai báo, nghe vị đại diện Viện KSND huyện Kỳ Anh luận tội và HĐND xét hỏi, 4 bị cáo mới thực sự thấm thía hậu quả hành vi nguy hiểm của mình.

Những kiến thức pháp luật được học trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam phần nào đã chuyển hóa nhận thức pháp lý của các bị cáo. Vì vậy, tại phiên tòa, các bị cáo đều thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải.

Băng cướp “nhí” và bài học pháp lý không bao giờ muộn

4 bị cáo cúi đầu nhận tôi.

HĐXX đã tuyên phạt Bùi Văn Bình 42 tháng tù giam, Nguyễn Văn Quang 36 tháng tù giam; Nguyễn Tiến Quang và Nguyễn Minh Vũ, mỗi bị cáo 24 tháng tù giam.

Khi được nói lời sau cùng, Bùi Văn Bình trình bày: Thời điểm đó, bị cáo chỉ nghĩ rằng, hành vi cướp tài sản của mình chỉ là gây thiệt hại cho người bị hại. Cũng chính vì thế, bị cáo đã không đồng ý với các bị cáo khác việc chiếm đoạt của người quen.

Bị cáo rất ân hận khi hiểu ra rằng, hành vi của mình không những xâm phạm về tài sản của người khác mà còn gây nguy hiểm cho xã hội, vi phạm pháp luật. Bị cáo mong rằng, đây cũng là bài học chung cho người khác, cần tỉnh táo trước khi quá muộn.

Băng cướp “nhí” và bài học pháp lý không bao giờ muộn

Thẩm phán Trần Quang Dũng - chủ tọa phiên tòa tuyên án

Thẩm phán, chủ tọa phiên tòa Trần Quang Dũng nhìn nhận: Trình độ văn hóa thấp, nhận thức pháp lý yếu kém cộng với thói thích chơi bời, lêu lổng là những nguyên nhân đưa 4 bị cáo vào vòng lao lý. Mức án đã tuyên là hoàn toàn phù hợp, tương xứng với mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội của các bị cáo. Hy vọng, trong thời gian chấp hành hình phạt, các bị cáo sẽ được nhận thức nhiều hơn kiến thức pháp luật để trở thành người có ích trong xã hội.

Chủ đề Chuyện vụ án

Đọc thêm

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

Thời gian gần đây, một số nhóm thanh thiếu niên tụ tập đi xe máy mang theo hung khí, lạng lách, đánh võng, rú ga trên một số tuyến đường ở Hà Tĩnh đã gióng lên hồi chuông báo động.
Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.
Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.