Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi mua hàng online

(Baohatinh.vn) - Thương mại điện tử phát triển giúp người tiêu dùng mua bán nhanh chóng, thuận lợi hơn. Tuy nhiên, không ít khách hàng Hà Tĩnh đã gặp những tình huống “dở khóc, dở cười” khi mua hàng online.

8.jpg
Phương thức mua sắm online là lựa chọn của nhiều người tiêu dùng hiện nay.

Trước dịp tết Nguyên đán vừa qua, chị Trần Anh Thư (xã Cổ Đạm, Nghi Xuân) đặt mua 1 chiếc áo qua sàn thương mại điện tử shopee và khi nhận hàng thì sản phẩm không giống với hình ảnh quảng cáo.

Chị Anh Thư cho biết: “Vì sợ mua hàng online không như ý nên tôi đã cẩn thận hỏi lại người bán. Khi trao đổi, người bán cam kết sản phẩm giống hệt như hình ảnh. Tuy nhiên, khi nhận hàng, tôi ngán ngẩm vì từ chất liệu, màu sắc và kiểu dáng áo không giống quảng cáo. Tôi đã phản hồi lại với shop nhưng không nhận được câu trả lời, đành xem như là bài học cho bản thân”.

Là người có công việc bận rộn, chị Phương Thảo (xã Thạch Trung, TP Hà Tĩnh) cũng lựa chọn phương thức mua hàng trực tuyến với hầu hết các đồ dùng. Đã có kinh nghiệm trong việc mua online, thế nhưng cũng không ít lần chị phải thất vọng khi nhận hàng.

“Đa số tôi chọn mua ở những địa chỉ đã mua nhiều lần vì có sự tin tưởng. Tuy nhiên, có vài lần tôi đặt hàng ở shop mới, dù đã vào đọc phản hồi của những khách hàng từng mua nhưng khi nhận hàng thì chất lượng quá tệ, không đúng quảng cáo, chẳng hạn như: đầu đọc thẻ nhớ không sử dụng được, khay chia thức ăn chất liệu nhựa trong khi quảng cáo là thủy tinh…” – chị Phương Thảo chia sẻ.

9.jpg
Thương mại điện tử phát triển mang đến nhiều tiện ích cho người tiêu dùng nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro về chất lượng hàng hóa.

Sự phát triển của các sàn thương mại điện tử, dịch vụ kinh doanh trực tuyến trên các nền tảng số như facebook, zalo, tiktok… là xu hướng tất yếu hiện nay. Điều này giúp người dân thuận lợi, dễ dàng hơn khi mua sắm. Thế nhưng, bên cạnh đó cũng không ít khách hàng phải nhận về sự bực bội, thất vọng vì bị vi phạm quyền lợi người tiêu dùng như câu chuyện của chị Thư, chị Thảo.

Phần lớn người tiêu dùng cho rằng, việc mua hàng online hầu như dựa trên sự tin tưởng vào người bán và nhiều người chỉ mua ở những địa chỉ quen biết. Còn việc đặt hàng trên những shop lạ vẫn còn nhiều hoài nghi, lo lắng về chất lượng sản phẩm và mua hàng với tâm thế... “hên xui”.

Theo nhận định của các cơ quan chức năng, với tính chất đặc thù của thương mại điện tử là người mua và người bán không gặp mặt mà chỉ liên lạc trên môi trường mạng, do đó, nhiều đối tượng lợi dụng để thực hiện hành vi kinh doanh hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng nhằm trục lợi bất chính.

151d4142351t47398l0.jpg
Lực lượng chức năng kiểm tra hộ kinh doanh Trần Thị H.N. (TP Hà Tĩnh) và thu giữ 240 chiếc áo phông giả mạo nhãn hiệu Yody.

Được biết, trong năm 2023, thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát, Cục QLTT tỉnh đã xử lý 23 vụ vi phạm kinh doanh trên môi trường thương mại điện tử, xử phạt vi phạm hành chính hơn 250 triệu đồng và tịch thu, tiêu hủy hàng hóa trị giá hơn 140 triệu đồng. Đơn cử như ngày 21/4/2023, Cục QLTT tỉnh phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh) kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động thương mại điện tử của hộ kinh doanh Trần Thị H.N. (TP Hà Tĩnh). Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện 240 chiếc áo phông giả mạo nhãn hiệu Yody và đã tiến hành xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 27,5 triệu đồng, buộc tiêu hủy toàn bộ tang vật vi phạm.

Theo ông Nguyễn Đình Khoa – Phó Cục trưởng Cục QLTT tỉnh, thời gian qua, Cục QLTT phối hợp với các ngành chức năng đã triển khai nhiều giải pháp giám sát, đấu tranh xử lý vi phạm, đặc biệt chú trọng kiểm tra, xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động thương mại điện tử; tuyên truyền ý thức tiêu dùng cho người dân, ký quy chế phối hợp với các đơn vị chuyển phát trong việc kiểm tra, xử lý đối với hàng hóa vi phạm gửi qua đường bưu chính… Tuy nhiên, hiện nay còn có nhiều vấn đề gây khó khăn cho công tác xử lý như: các địa chỉ bán hàng mà người tiêu dùng mua trực tuyến không có kho hàng trên địa bàn Hà Tĩnh; mua bán trung gian nên người mua không biết kho hàng ở đâu; mặt hàng thực phẩm sản xuất, bán trong ngày nên khó kiểm tra, quản lý chất lượng đầu vào...

1.jpg
Cục QLTT và Bưu điện tỉnh ký quy chế phối hợp trong việc kiểm tra, xử lý đối với hàng hóa vi phạm gửi qua đường bưu chính vào cuối năm 2023.

Bên cạnh đó, thực tế cũng cho thấy, khi mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, không đúng với quảng cáo, người tiêu dùng thường chọn cách bỏ qua, không tiếp tục mua hàng chứ không phản ánh, khởi kiện đơn vị bán hàng. Điều này cũng góp phần tiếp tay cho các đối tượng tiếp tục thực hiện hành vi phạm trong kinh doanh.

Ông Trần Hữu Hạnh – Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tỉnh cho rằng: “Đối với việc mua hàng trên môi trường thương mại điện tử, người tiêu dùng cần xem kỹ thông tin hàng hóa, tìm hiểu rõ địa chỉ, tên tuổi người bán hàng để họ có trách nhiệm với sản phẩm mà mình kinh doanh. Đồng thời, việc xác định rõ địa chỉ người bán cũng là cơ sở để các cơ quan chức năng làm việc khi xảy ra việc khiếu nại, khiếu kiện”.

Đọc thêm

Nhộn nhịp những phiên chợ truyền thống ngày Tết

Nhộn nhịp những phiên chợ truyền thống ngày Tết

Không chỉ được xem là “điểm hẹn” du xuân của nhiều người, những phiên chợ truyền thống ngày Tết ở Hà Tĩnh còn là nơi hướng về cội nguồn với những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp.
Dịch vụ rửa xe "bội thu" những ngày Tết

Dịch vụ rửa xe "bội thu" những ngày Tết

Những ngày cuối năm, nhu cầu rửa xe của người dân Hà Tĩnh tăng đột biến nên các tiệm rửa xe phải hoạt động với công suất gấp 3-4 lần ngày thường, thu nhập nhờ đó cũng tăng cao.
Giá chuối chợ Tết tăng “phi mã”

Giá chuối chợ Tết tăng “phi mã”

Năm nay, ở nhiều chợ dân sinh tại Hà Tĩnh, giá chuối xanh dịp Tết tăng đột biến, những nải chuối to, đẹp, số lẻ thậm chí có giá tới 450 - 500.000 đồng/nải.
Gia tăng đơn hàng tết online của người dân Hà Tĩnh

Gia tăng đơn hàng tết online của người dân Hà Tĩnh

Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng thương mại điện tử, mạng xã hội, người tiêu dùng Hà Tĩnh ngày nay dễ dàng mua sắm Tết với vài cú chạm tay, từ thực phẩm, quà tặng, đồ trang trí cho đến các loại đặc sản vùng miền.
“Order” hoa Tết, giá cao vẫn đắt hàng

“Order” hoa Tết, giá cao vẫn đắt hàng

Giá hoa tươi cắt cành những ngày cận Tết ở Hà Tĩnh tăng cao, thậm chí gần gần gấp đôi so với ngày thường nhưng vẫn thu hút người tiêu dùng đặt hàng.
Tài chính thị trường ngày 24/1: Việt Nam hướng tới gia nhập OECD

Tài chính thị trường ngày 24/1: Việt Nam hướng tới gia nhập OECD

Tại buổi tiếp ông Mathias Cormann - Tổng Thư ký Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế thế giới (OECD), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng đề nghị OECD tạo điều kiện để Việt Nam cử các chuyên gia, cán bộ làm việc tại Ban Thư ký OECD. Chi tiết có trong Bản tin Tài chính thị trường ngày 24/1 của Báo Hà Tĩnh.
Hàng hóa dồi dào phục vụ người dân sắm Tết

Hàng hóa dồi dào phục vụ người dân sắm Tết

Đối với những cơ sở kinh doanh dịch vụ - thương mại trên địa bàn Hà Tĩnh, không khí đón xuân đã về từ nhiều tháng trước, khi phải chuẩn bị lượng hàng chủ động để cung ứng ra thị trường.