Bắt 2 đối tượng làm giả mì chính số lượng lớn đem bán tại chợ Hà Tĩnh

(Baohatinh.vn) - Công an TP. Hà Tĩnh vừa phát hiện một cơ sở sản xuất, kinh doanh mỳ chính giả các nhãn hiệu lớn như Ajinomoto, Miwon, Saji... với số lượng lớn nhất từ trước đến nay.

>> Phạt đến 20 năm tù, 500 triệu đồng nếu sản xuất, kinh doanh thực phẩm “bẩn”

Công an TP. Hà Tĩnh vừa bắt quả tang đối tượng Phạm Thị Thủy (SN 1975) và Võ Thị Lý (SN 1969), đều trú tại xã Thạch Trung về hành vi sản xuất, kinh doanh mì chính giả.

Qua công tác nắm tình hình trên địa bàn chợ TP. Hà Tĩnh, Công an thành phố phát hiện một số đối tượng thường xuyên kinh doanh mì chính giả của các nhãn hiệu lớn như: Ajinomoto, Miwon, Saji… với số lượng lớn.

bat 2 doi tuong lam gia mi chinh so luong lon dem ban tai cho ha tinh

Cửa hàng Thủy Long nhiều năm nay kinh doanh mì chính giả

Quá trình theo dõi, Công an TP. Hà Tĩnh đã bắt quả tang đối tượng Phạm Thị Thủy (SN 1975) và Võ Thị Lý (SN 1969), đều trú tại xã Thạch Trung về hành vi sản xuất, kinh doanh mì chính giả.

Qua kiểm tra, lực lượng chức năng thu giữ tại ki-ốt của các đối tượng 40 gói mì chính giả nhãn hiệu Saji của VEDAN Việt Nam.

bat 2 doi tuong lam gia mi chinh so luong lon dem ban tai cho ha tinh

Lực lượng chức năng khám xét nhà riêng các đối tượng

Khám xét nhà riêng các đối tượng, lực lượng chức năng còn thu giữ thêm 58 bao nguyên liệu dùng để sản xuất mì chính giả, tổng trọng lượng 1,45 tấn, trên bao bì có in chữ Trung Quốc; 2 máy đóng gói bao bì, 255 bao bì nhãn hiệu Saji, Ajinomoto, Miwon…

Quá trình làm việc, các đối tượng khai nhận mua đã kinh doanh mì chính giả từ năm 2015. Mì chính nguyên liệu không rõ nguồn gốc được mua từ thành phố Vinh về đóng gói thành sản phẩm của các hãng lớn, đưa ra tiêu thụ tại chợ thành phố Hà Tĩnh.

Xem thêm:

[VIDEO] Phát hiện gần 1,2 tấn thực phẩm “bẩn” trong kho hợp tác xã Hà Hương, do ông Lê Đình Hà (tổ dân phố Hưng Thịnh, phường Văn Yên, TP Hà Tĩnh) làm chủ.

Chủ đề An toàn vệ sinh thực phẩm

Đọc thêm

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Chật vật tìm lao động xuất khẩu sang Nhật

Nhu cầu lao động ở Nhật Bản tăng nhưng nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn khi tìm nguồn, phải “mua” lại từ môi giới với giá 20-30 triệu đồng mỗi người để kịp đơn hàng.