Bất ngờ F-16 Block 52 Pakistan có sức chiến đấu ngang ngửa với Su-30MKI Ấn Độ

F-16C/D Block 52 Plus là một trong số những biến thể hiện đại nhất của dòng F-16 mà Pakistan đang sở hữu. Năng lực chiến đấu của loại máy bay này được đánh giá ngang ngửa với Su-30MKI của Ấn Độ.

Công bằng mà nói thì những chiếc F-16 A/B của không quân Pakistan không phải là đối thủ của Su-30MKI, tuy nhiên, nếu phiên bản F-16C/D Block 52 Plus lại là chuyện khác. Năng lực tác chiến của phiên bản mới này gấp hai thậm chí gấp 3 lần phiên bản F-16A/B đời đầu.

Bất ngờ F-16 Block 52 Pakistan có sức chiến đấu ngang ngửa với Su-30MKI Ấn Độ

F-16 của không quân Pakistan

Không quân Pakistan đã đặt mua 18 chiếc F-16C/D Block 52 Plus vào năm 2016, sau đó họ tiếp tục đặt mua thêm 18 chiếc khác. Những chiếc đầu tiên đã về biên chế không quân nước này vào cuối năm 2017.

Dù được sếp vào loại tiêm kích hạng nhẹ, tuy nhiên phiên bản mới này lại có tải trọng vũ khí lên tới 7,7 tấn, ít hơn một chút so với 8 tấn trên chiến đấu cơ hạng nặng Su-30 MKI của Ấn Độ.

Dù tốc độ thua kém một chút so với Su-30 MKI, nhưng bù lại chúng lại có kích thước nhỏ hơn, độ phản hồi radar ít hơn. Với radar tầm xa và tên lửa AIM-120C-5 tấn công ngoài tầm nhìn, F-16C/D Block 52 Plus trở nên đặc biệt nguy hiểm.

Trong khi đó với cặp cánh mũi đặc trưng, tuy tạo cho Su-30 MKI độ cơ động tuyệt vời, nhưng yếu điểm chúng lại là chiến đấu cơ tiết diện radar rất lớn, có thể nói là lớn nhất trong số các dòng chiến đấu cơ thông dụng hiện nay. Chính điều này khiến nó có thể bị chiến đấu cơ đối phương phát hiện từ đằng xa.

Bất ngờ F-16 Block 52 Pakistan có sức chiến đấu ngang ngửa với Su-30MKI Ấn Độ

F-16C/D Block 52 Plus tích hợp luôn thùng dầu phụ 600 gallon vào thân. Quốc kỳ Pakistan được in trên cánh đuôi đứng.

F-16C/D Block 52 Plus tích hợp luôn thùng dầu phụ 600 gallon vào thân để tăng tầm bay, trong khi vẫn bảo đảm được tính khí động học. Ngoài ra phiên bản này còn được tích hợp radar mạng pha điện tử mạnh hơn để phát hiện mục tiêu từ khoảng cách hơn 300 km, loại radar này có thể dẫn bắn và tiêu diệt chính xác mục tiêu trong mọi điều kiện thời tiết.

Bên cạnh đó, hệ thống tác chiến điện tử kết hợp radar tiếp nhận cảnh báo RWR và AN/ALQ-165 cho khả năng tự bảo vệ chống lại sự theo dõi của đối phương. Đây là một đặc điểm mà không nhiều máy bay làm được kể cả Su-30 MKI.

Nếu như F-16C/D Block 52 Plus có lợi thế về không chiến tầm xa thì Su-30MKI lại cực mạnh trong tác chiến tầm gần. Trong một trận chiến đấu đầu trực tiếp, sẽ rất khó để có thể kết luận bên nào sẽ dành chiến thắng.

Theo ANTĐ

Đọc thêm

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Các giai đoạn trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ trường kỳ, gian khổ với nhiều giai đoạn lịch sử, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đã anh dũng, kiên cường chiến đấu. Cuộc kháng chiến chống Mỹ giành thắng lợi đã giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc Việt Nam.
Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Ngày 19/3/1975: Giải phóng Quảng Trị

Tại mặt trận Quảng Trị, đêm 18 rạng ngày 19/3/1975, các lực lượng ta đồng loạt tiến công vào tuyến phòng thủ của địch. Đến 18 giờ 30 phút cùng ngày, tỉnh Quảng Trị hoàn toàn được giải phóng.
Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chủ quyền Việt Nam là bất khả xâm phạm

Chẳng cần đến những chiến lược phức tạp hay kế hoạch được vạch ra từ trước, người Việt Nam có một bản năng mạnh mẽ là không bao giờ chấp nhận bất cứ hành vi nào xâm phạm đến chủ quyền đất nước.