Bể xử lý "đắp chiếu", nước sinh hoạt xả thẳng ra môi trường

(Baohatinh.vn) - Sau nhiều năm xây dựng, hệ thống bể xử lý nước thải sinh hoạt tại xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) không thể vận hành gây lãng phí và ô nhiễm môi trường.

bqbht_br_3.jpg
Năm 2020, xã Cẩm Nhượng được Văn phòng Điều phối NTM Trung ương (Bộ NN&PTNT) phối hợp với Trung tâm Phân tích và Chuyển giao công nghệ môi trường (Viện Môi trường nông nghiệp) đầu tư xây dựng 2 mô hình thí điểm (2 bể) xử lý nước thải sinh hoạt cho cụm dân cư tại thôn Liên Thành và thôn Tân Dinh. Mỗi bể có quy mô xử lý nước thải cho 300 hộ dân, kỳ vọng giải bài toán ô nhiễm trong khu dân cư, hạn chế tình trạng nước thải sinh hoạt xả thẳng ra môi trường.
bqbht_br_4.jpg
bqbht_br_5.jpg
Tuy nhiên, sau hơn 4 năm, các bể xử lý vẫn không đáp ứng kỳ vọng đặt ra. Hệ thống thiết bị lọc, nguồn điện, bể lắng... đều hư hỏng, xuống cấp. Trong ảnh: Bể xử lý nước thải sinh hoạt tại thôn Liên Thành, xã Cẩm Nhượng.
bqbht_br_2.jpg
Bà Nguyễn Thị Hồng (thôn Liên Thành, xã Cẩm Nhượng) cho biết: "Bể xử lý ở thôn Liên Thành được xây dựng nhiều năm nhưng không hoạt động. Hiện nay, nước thải sinh hoạt của các hộ dân đều xả thẳng theo đường cống và dẫn ra phía biển."
bqbht_br_8.jpg
Tại thôn Tân Dinh, hệ thống bể xử lý nước thải cũng đã "đắp chiếu" chỉ sau thời gian ngắn đi vào hoạt động. Theo một số người dân địa phương, toàn thôn Tân Dinh hiện có 333 hộ với hơn 1.200 nhân khẩu, do vậy, bể xử lý không thể đáp ứng được lượng nước thải sinh hoạt của toàn bộ người dân.
bqbht_br_9.jpg
bqbht_br_11.jpg
bqbht_br_10.jpg
Toàn bộ hệ thống hầm tự hoại, bể lắng, thiết bị lọc, ống dẫn... đều trong tình trạng xuống cấp, hư hỏng.
bqbht_br_1.jpg
Anh Nguyễn Khánh Hoàng (thôn Tân Dinh, xã Cẩm Nhượng) cho biết: "Bể xử lý được xây dựng xong chỉ hoạt động trong khoảng 3 tháng đầu, sau đó không còn vận hành nữa. Đến nay, toàn bộ nước thải sinh hoạt của người dân đều xả thẳng ra kênh mương bên cạnh gây ô nhiễm, bốc mùi hôi thối".
bqbht_br_7.jpg
bqbht_br_6.jpg
Hiện nay, nhiều khu dân cư trên địa bàn xã Cẩm Nhượng không có bể xử lý nước thải sinh hoạt hoặc "có cũng như không". Vì vậy, nước thải vẫn xả tràn lan ra môi trường, ảnh hưởng đến đời sống của các hộ dân sinh sống lân cận.
bqbht_br_12.jpg
Ông Nguyễn Tiến Hảo (TDP Tân Phú, thị trấn Thiên Cầm) cho biết: "Nhà tôi sinh sống ngay bên cạnh khe Cầu Võng, trước đây, dòng nước của khe rất trong và sạch. Nhiều năm trở lại đây, khu vực khe Cầu Võng trở thành nơi xả nước thải sinh hoạt của nhiều hộ dân xã Cẩm Nhượng và thị trấn Thiên Cầm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường mà mùi hôi thối bốc lên cũng khiến chất lượng cuộc sống của người dân bị giảm sút".
bqbht_br_13.jpg
Hiện nay, nhiều kênh, lạch trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên dẫn theo nước thải sinh hoạt của người dân đổ trực tiếp ra biển. Vấn đề này đặt ra "bài toán" cho địa phương trong việc xử lý để đảm bảo môi trường.

2 mô hình thí điểm xử lý nước thải sinh hoạt cho cụm dân cư tại thôn Liên Thành và thôn Tân Dinh hoạt động theo công nghệ tự chế vì vậy không đáp ứng được nhu cầu đặt ra. Sau một thời gian sử dụng, hệ thống ống dẫn, máy bơm... đều tắc nghẽn.

Địa phương đã nhiều lần tổ chức khắc phục song vẫn không thể duy trì khả năng vận hành của bể. Thời gian tới, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các cơ quan chuyên ngành để đưa ra phương án xử lý phù hợp đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn, giảm thiểu tối đa tình trạng ô nhiễm môi trường.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng

Video: Bể xử lý nước thải sinh hoạt tại xã Cẩm Nhượng "đắp chiếu" nhiều năm.

Chủ đề BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.