Kỹ thuật chạy thận nhân tạo được BVĐK Đức Thọ tiếp nhận theo hình thức “cầm tay chỉ việc” của Khoa Thận - Bệnh viện Bạch Mai.
Lãnh đạo Sở Y tế và huyện Đức Thọ tặng hoa cho Khoa Thận nhân tạo - Bệnh viện Bạch Mai, đơn vị chuyển giao kỹ thuật.
Theo kế hoạch, đơn vị chạy thận nhân tạo BVĐK Đức Thọ sẽ chạy 3 ca/ngày. Với cơ sở vật chất và đội ngũ nhân lực hiện tại, tối đa bệnh viện phục vụ được 30 bệnh nhân.
Lãnh đạo Sở Y tế tham quan cơ sở và thăm hỏi bệnh nhân chạy thận nhân tạo
Giám đốc BVĐK Đức Thọ - Hoàng Thư cho biết: Đưa kỹ thuật cao về cho nhân dân tại địa phương là nỗi niềm trăn trở thường trực của đội ngũ bác sỹ bệnh viện. Cách đây 9 năm, BVĐK Đức Thọ là đơn vị đầu tiên của tuyến huyện đưa kỹ thuật nội soi tiêu hóa vào phục vụ, sau đó tiếp tục phát triển các kỹ thuật nội soi đốt u xơ tiền liệt tuyến, tán sỏi ngược dòng...
Bệnh nhân chạy thận nhân tạo trên địa bàn lâu nay đều phải lên BVĐK tỉnh, ra Vinh, thậm chí ở cả Hà Nội. Dịch vụ kỹ thuật này chia sẻ được với bệnh nhân rất nhiều, không chỉ giúp họ tiết kiệm chi phí mà còn tạo cho họ một cuộc sống ổn định hơn để có thể tham gia lao động sản xuất phù hợp, nâng cao chất lượng cuộc sống. Dù biết là loại dịch vụ y tế không thu lời, thậm chí có thể phải bù lỗ vì vật tư tiêu hao và chi phí phục vụ cho một ca chạy thận rất tốn kém nhưng bệnh viện quyết tâm đưa vào phục vụ.
Đến thời điểm hiện tại, đã có 28 bệnh nhân (ở Đức Thọ, Hương Sơn, Vũ Quang và Can Lộc) đăng ký chạy thận nhân tạo tại BVĐK Đức Thọ. Niềm vui được chạy thận nhân tạo gần nhà hiện rõ trên từng khuôn mặt bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.
Bệnh nhân Trần Văn Khương (33 tuổi, ở Đức Lập, Đức Thọ) | ||
---|---|---|
Chỉ có thể nói được một từ là: Sướng! Tôi chạy thận hơn 5 năm rồi. Chừng ấy thời gian đằng đẵng, 1 tuần đều đặn 3 lần là vợ phải chạy xe máy chở vào bệnh viện tỉnh để chạy. Đi xa tốn kém và rất mệt mỏi. Giờ thì tôi đã có thể đi một mình lên đây để chạy để cho vợ còn có thời gian làm việc này việc nọ mà kiếm sống. Với lại, bản thân tôi giẩm đi đường xa cũng giữ gìn sức khỏe được tốt hơn nên có thể làm thêm những công việc phù hợp để hỗ trợ thêm cho gia đình. Nói chung, cả nhà tôi vui lắm! | ||
Tiến sỹ Nguyễn Hữu Dũng – Trưởng Khoa Thận nhân tạo Bệnh viện Bạch Mai: Chạy thận nhân tạo là bệnh mãn tính, bệnh nhân phải được chăm sóc thường xuyên, liên tục và lâu dài. Được chăm sóc dịch vụ gần nhà là niềm vui cực lớn của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, giúp họ tháo gỡ được rất nhiều khó khăn. Triển khai dịch vụ chạy thận nhân tạo tại bệnh viện tuyến huyện là một chủ trương đúng đắn và rất nhân văn của ngành Y tế Hà Tĩnh. Vì vậy, Khoa Thận - Bệnh viện Bạch Mai sẽ luôn đồng hành hỗ trợ về mặt chuyên môn, kể cả đào tạo nhân lực theo yêu cầu. Giám đốc Sở Y tế Hà Tĩnh Lê Ngọc Châu: Đây là đơn vị tuyến huyện thứ 2 (sau BVĐK Kỳ Anh) triển khai đơn vị chạy thận nhân tạo. Sở Y tế Hà Tĩnh sẽ tiếp tục soát xét lại thực trạng bệnh nhân chạy thận nhân tạo tại các địa phương, nếu địa phương nào đủ số lượng bệnh nhân sẽ tiếp tục cho hình thành thêm đơn vị chạy thận nhân tạo, tạo điều kiện để bệnh nhân được phục vụ gần nhà. |