Biện pháp tự nhiên thoát khỏi cơn đau họng nhanh chóng

Đau họng có thể xảy ra do nhiều lý do khác nhau từ cảm lạnh tới suy giảm chức năng miễn dịch, thay đổi thời tiết, dị ứng theo mùa…

Hầu hết các loại thuốc không kê đơn trên thị trường để chữa viêm họng đều chứa nhiều các thành phần nhân tạo như phẩm màu, chất tạo ngọt và chất tạo mùi mà tốt nhất là nên tránh. Những lựa chọn dưới đây có thể giúp bạn chữa đau họng tự nhiên.

1. Mật ong tươi

Mật ong nguyên chất là thành phần được sử dụng để điều trị đau họng từ lâu đời. Mật ong là chất nhũ hóa tự nhiên và cung cấp một lớp phủ lên họng giúp giảm đau nhanh chóng. Bạn có thể khuấy đều một thìa mật ong trong trà thảo dược hoặc nước ấm. Chọn mật ong tươi chưa tiệt trùng nếu có thể vì nó chứa nhiều thành phần kháng khuẩn hơn mật ong đã tiệt trùng. Chỉ cần nhớ rằng mật ong chứa nhiều đường nên có thể làm tăng đường huyết. Chỉ nên uống một hoặc hai thìa mật ong mỗi ngày.

2. Muối biển + nước

Súc miệng bằng muối biển pha nước ấm là một cách tự nhiên khác để loại trừ đau họng.

Mặc dù có thể không dễ chịu như mật ong nhưng cách này cũng rất hiệu quả. Muối biển giúp làm giảm chất nhầy và cũng cung cấp khoáng chất kiềm cho cổ họng để giảm viêm. Lựa chọn loại muối biển chất lượng cao (không có i- ốt) để có kết quả tốt nhất và dùng ít nhất một thìa đầy muối biển trộn với khoảng 200ml nước. Súc miệng trong khoảng 30 giây và không nuốt.

3. Trà cam thảo

Trà cam thảo có tác dụng làm sạch và trơn họng, giúp giảm đau và viêm. Bạn có thể uống trà cam thảo bán sẵn hoặc đun rễ cam thảo. Tuy nhiên, không nên ăn kẹo cam thảo vì kẹo này chứa nhiều đường và không có tác dụng. Lưu ý rằng những người bị huyết áp cao không nên dùng rễ cảm thảo vì nó có thể kích thích giải phóng năng lượng dư thừa trong cơ thể và kết quả làm huyết áp tăng thêm.

4. Bạc hà

Trà bạc hà, dầu bạc hà và bạc hà tươi đều có tác dụng giảm nhiều loại đau bao gồm đau họng và viêm. Uống một vài cốc trà bạc hà mỗi ngày. Bạn có thể pha trà với nước ấm và một giọt nhỏ tinh dầu bac hà hoặc bạn có thể đun 8-10 lá bạc hà tươi với khoảng nửa lít nước và ngâm, sau đó bỏ lá và uống cả ngày.

5. Cây cúc dại

Cây cúc dại từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc để điều trị cảm lạnh, ho và nhiều tình trạng khác. Loại thảo dược này rất hiệu quả trong việc làm giảm đau và viêm họng. Bạn có thể uống trà hoa cúc hoặc các loại trà thảo dược khác có thành phần hoa cúc. Nhâm nhi một vài cốc mỗi ngày khi nóng bạn sẽ thấy tác dụng.

6. Nước ấm + chanh

bien phap tu nhien thoat khoi con dau hong nhanh chong

Pha nước cốt chanh trong một cốc nước ấm. Ngâm một lát chanh trong nước để có nhiều tác dụng hơn. Chanh chứa nhiều chất chống oxy hóa và vitamin C, có thể giúp loại bỏ đờm và các độc tố ra khỏi cơ thể, loại đồ uống này cũng có tác dụng tốt với hệ miễn dịch. Bạn cũng có thể cho thêm một giọt mật ong để tăng thêm hương vị và hiệu quả.

7. Giấm táo nguyên chất và nước

Giấm táo giúp giảm đau, viêm và nó thậm chí còn chứa probitic có thể đẩy nhanh tốc độ lành bệnh. Cần lưu ý là không được uống trực tiếp. Bạn cũng nên mua táo hữu cơ để ngâm. Cách làm: Lấy một cốc nước sôi, để nguội một chút sau đó cho thêm 1-2 thìa giấm táo nguyên chất. có thể pha thêm mật ong cho ngọt để dễ uống hơn nếu cần. Uống một vài lần trong ngày

8. Trà rễ thục quỳ

Rễ thục quỳ có nhiều tinh chất tự nhiên giúp làm dịu cổ họng. Bạn có thể dùng trà rễ thục quỳ riêng hoặc các loại trà hỗn hợp chữa viêm họng và cảm lạnh có chứa rễ thục quỳ. Uống trà rễ thục quỳ vài lần trong ngày để khỏi bệnh nhanh chóng.

9. Nước canh ấm

Nước dùng từ xương gà, rau và thậm chí là thịt bò…tất cả đều có thể loại bỏ đau họng nhanh chóng. Chúng chứa nhiều vitamin và khoáng chất vừa bổ sung dưỡng chất vừa có tác dụng giảm đau. Nước canh là một lựa chọn tuyệt vời nếu bạn không thể ăn uống ngon miệng vì bị đau họng. Tuy nhiên, vẫn nên cố gắng ăn một chút thức ăn để có đủ calo. Bạn có thể uống khoảng 200ml nước canh nguyên chất hoặc pha loãng với một chút nước và uống vài cốc mỗi ngày.

10. Gừng và trà chanh

Gừng có tính chống viêm tự nhiên và kết hợp tốt với thuộc tính chữa lành của chanh để giúp giảm đau họng. Lấy một đoạn rễ gừng dày ít nhất 5cm và một quả chanh cắt tư. Bỏ hai thành phần này vào ngôm trong 4 cốc nước nước nóng ít nhất 10 phút. Uống như uống trà bình thường và bạn có thể cho thêm một chút mật ong cùng với một chút đường nếu bạn uống được đường. .

11. Viên ngậm kẽm

Kẽm làm tăng sức khỏe miễn dịch và không giống các thuốc ngậm chứa hóa chất, viên ngậm kẽm thảo dược giúp loại bỏ đau họng nhanh chóng đồng thời tăng cường hệ miễn dịch một cách tự nhiên.

Theo Lifehack/SKĐS

Chủ đề Tư vấn sức khỏe

Đọc thêm

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Bé 2 tuổi nên uống sữa tươi hay sữa bột?

Đối với trẻ 2 tuổi, nhu cầu dinh dưỡng để cơ thể phát triển cao hơn đối với các bé sơ sinh. Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì việc cho bé dùng sữa tươi và sữa bột cũng được rất nhiều cha mẹ quan tâm.
Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp 160/90 có cao không?

Huyết áp là một chỉ số quan trọng khi theo dõi sức khỏe của mỗi người. Vậy chỉ số huyết áp 160/90 nói lên điều gì về sức khỏe của bệnh nhân?
Mùa xuân về với bản Giàng 2

Mùa xuân về với bản Giàng 2

Dưới chân núi Giăng Màn, cuộc sống người dân tộc Chứt ở bản Giàng 2 (Hương Khê, Hà Tĩnh) đang đổi thay từng ngày. Sắc màu của cuộc sống mới đang hiện rõ trên từng gương mặt khi mùa xuân về.
Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Rửa rau sống thế nào cho sạch?

Hầu hết, rau củ sau khi thu hoạch và bày bán đều phải trải qua khâu sơ chế. Tuy nhiên, người dân cần sơ chế lại để đảm bảo an toàn.
Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Nên dùng tăm tre hay chỉ nha khoa?

Tăm tre và chỉ nha khoa đều là dụng cụ giúp làm sạch và loại bỏ thức ăn thừa trên răng. Vậy ưu nhược điểm của chúng là gì và loại nào tốt hơn?
Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Check - in không gian tết cổ truyền ở đâu?

Nhiều quán cà phê ở TP Hà Tĩnh được trang trí với những chiếc đèn lồng, hoa đào, hoa mai... nhằm tạo không gian ấm cúng, gần gũi, mang đến không khí Tết sớm phục vụ khách hàng.
Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cảnh giác chấn thương cổ chân khi chơi pickleball

Cổ chân là vùng chuyển tiếp giữa trục thẳng đứng của đùi và cẳng chân với trục ngang của bàn chân. Cấu tạo của cổ chân gồm nhiều xương nhỏ nối với nhau bởi các khớp và dây chằng. Do đó khi chơi pickleball, tăng phạm vi chuyển động của chân thì rất dễ bị chấn thương.
Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Phân biệt cảm lạnh và cảm cúm

Theo các bác sỹ, cảm cúm và cảm lạnh là hai bệnh lý khác nhau, tuy nhiên lại có những triệu chứng tương đồng nên rất nhiều người nhầm lẫn.