Dấu ấn trùm Wagner để lại ở Nga

Dù gây nhiều tranh cãi, trùm Wagner Prigozhin vẫn được không ít người Nga yêu thích vì phong cách thẳng thắn và những phát ngôn cứng rắn, không kiêng nể.

Sau khi trùm Wagner Yevgeny Prigozhin chết trong vụ rơi máy bay, một trong những tiếng nói chỉ trích mạnh mẽ nhất cách thức tác chiến của quân đội Nga ở Ukraine đã không còn có thể lên tiếng, đồng thời tương lai đế chế quân sự tư nhân mà ông dựng lên cũng rơi vào tình trạng bấp bên.

Tuy nhiên, dấu ấn mà Prigozhin để lại ở Nga được cho là khó phai mờ hơn nhiều.

Dấu ấn trùm Wagner để lại ở Nga

Chân dung ông trùm Wagner Yevgeny Prigozhin được đặt tại một điểm tưởng niệm gần Điện Kremlin ở thủ đô Moskva, Nga, hôm 26/8. Ảnh: AFP

Hôm 23/8, sau vụ rơi máy bay ở phía tây bắc thủ đô Moskva khiến Prigozhin cùng một số thân tín trong tập đoàn Wagner thiệt mạng, nhiều người Nga đã bày tỏ đau buồn thông qua những bài viết tưởng niệm. Những người ủng hộ Wagner nhiệt thành nhất thậm chí nói rằng họ không tin Prigozhin thực sự đã chết.

“Yevgeny Viktorovich Prigozhin là người thẳng thắn, yêu đất nước và người dân Nga”, Nadezhda Semyonova, một người ủng hộ Wagner, nói. “Ông ấy cho chúng ta hy vọng về thắng lợi”.

Tập đoàn Wagner và Prigozhin trở nên nổi tiếng sau khi trở thành mũi tiến công chủ lực vào thành phố Bakhmut ở miền đông Ukraine, trong bối cảnh quân đội Nga thời điểm đó rơi vào tình trạng bế tắc và hứng chịu hàng loạt thất bại. Nỗ lực tấn công của Wagner được cho là đã giúp quân đội Nga có thêm thời gian củng cố phòng tuyến ở miền đông và miền nam Ukraine.

Một người khác đến từ thành phố Bratsk ở Siberia cũng đồng tình với quan điểm này.

“Đối với nhiều gia đình Nga, ông ấy được gọi bằng biệt danh chú Zhenya, như thể một người họ hàng xa vui vẻ nào đó”, Ilya Kablukov bình luận trên nhóm trực tuyến dành riêng cho Wagner.

Prigozhin điều hành Wagner bằng “bàn tay sắt”, sẵn sàng ra lệnh trừ khử những người bỏ chạy, nhưng hình ảnh một người luôn tập trung vào mục tiêu giành chiến thắng cho Moskva ở Ukraine đã nhận được ủng hộ từ không ít người Nga, đặc biệt là khi quân đội chính quy chùn bước trên chiến trường.

"Khi Prigozhin còn sống, ông ấy có thể khiến một số người sợ hãi với quá khứ tù tội cũng như những cơn thịnh nộ dữ dội. Nhưng giờ đây, sự nổi tiếng của ông ấy sẽ ngày càng tăng nếu tình hình trên chiến trường trở nên tồi tệ hơn", chuyên gia chính trị Abbas Gallyamov, người từng viết diễn văn cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, nhận xét. "Họ sẽ nói 'mọi chuyện không như vậy thời Prigozhin còn sống. Yevgeny sẽ không cho phép điều này xảy ra'".

Khi Wagner đảm nhận vai trò nổi bật hơn trong cuộc xung đột ở Ukraine, Prigozhin đã nhận được ủng hộ từ một số binh sĩ và người dân Nga bình thường với những lời chỉ trích gay gắt nhằm vào Bộ Quốc phòng cùng các video với lời lẽ cứng rắn về việc giới lãnh đạo quân sự Nga đã không hành động đủ quyết liệt trên chiến trường.

Cuộc nổi loạn hôm 23/6, trong đó lực lượng Wagner chiếm giữ tổng hành dinh Quân khu miền Nam ở Rostov-on-Don và tiến về phía Moskva với rất ít kháng cự, được coi là một trong những thách thức lớn nhất đối với Tổng thống Putin suốt 23 năm ông dẫn dắt đất nước.

Wagner đã gây nhiều tranh cãi với việc tuyển mộ tù nhân cho cuộc xung đột ở Ukraine. Nhưng bất chấp điều này, Prigozhin vẫn xây dựng được hình ảnh một người đàn ông luôn “tìm kiếm sự thật”.

“Trong quân đội và nam giới ở Nga nói chung, hình ảnh như vậy khá phổ biến”, một sĩ quan quân đội Nga cho biết. "Mọi người tin rằng luôn tồn tại bất công trên toàn cầu và đây cũng chính là tình trạng hiện tại của Bộ Quốc phòng. Prigozhin hiện lên như một người đấu tranh để tình hình tốt hơn".

“Nhiều người lính của tôi thậm chí không tin ông ấy đã chết”, sĩ quan này nói thêm, đề cập đến tin đồn vụ rơi máy bay chỉ là một màn kịch nhằm che giấu tung tích của ông trùm Wagner.

Một binh sĩ Nga khác cho rằng Prigozhin được ủng hộ vì đã “tạo ra hình ảnh một người gần gũi với dân chúng”. Ngay sau vụ rơi máy bay, những người ủng hộ đã đặt hoa, nến và cờ Wagner bên ngoài trụ sở của nhóm tại St. Petersburg.

Các hoạt động tưởng niệm tương tự cũng xuất hiện trên khắp nước Nga, trong đó có thủ đô Moskva, thành phố Rostov-on-Don hay Novosibirsk, Irkutsk của Siberia.

Tại St. Petersburg, cảnh sát đã bắt một cựu binh Wagner, người được tuyển mộ từ nhà tù, sau khi anh ta nổ súng do “đấu tranh với cảm xúc cá nhân” vì cái chết của Prigozhin, truyền thông địa phương đưa tin.

Một số người ủng hộ Wagner thậm chí còn làm những bài thơ tưởng nhớ Prigozhin. "Ông ấy không chết, ông ấy không chết! Ông ấy chỉ vừa nghỉ ngơi...", Anna Revyakina, nhân viên từ Đại học Tổng hợp Moskva, viết.

Theo Trung tâm thăm dò độc lập Levada, sau cuộc nổi loạn hồi tháng 6, mức độ ủng hộ dành cho Prigozhin trong công chúng Nga vẫn đứng ở mức xấp xỉ 35%.

Nhưng theo Andrei Kolesnikov, chuyên gia về Nga tại Quỹ Hòa bình Quốc tế Carnegie, trụ sở ở Washington, Mỹ, khó có khả năng những dấu ấn Prigozhin để lại sau khi chết sẽ tác động đáng kể đến chính trị Nga.

“Những người ủng hộ Prigozhin sẽ không có ảnh hưởng đến các tiến trình chính trị ở Nga, bởi họ không có sức nặng chính trị”, ông lưu ý.

Theo Vũ Hoàng/VNE (Moscow Times)

Đọc thêm

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.