Đòn tấn công nhanh toàn cầu: Nga có gì để chống?

Trong thành phần (biên chế tổ chức–ND) của Bộ đội đường không-vũ trụ Nga có không quân, bộ đội phòng không và phòng chống tên lửa, bộ đội vũ trụ.

Bộ đội đường không – vũ trụ Nga

Các kế hoạch đã được soạn thảo của Mỹ về đòn tấn công toàn cầu bằng tên lửa có cánh vào các mục tiêu chiến lược trên lãnh thổ Nga (không loại trừ khả năng leo thang thành đòn tấn công hạt nhân chớp nhoáng ) và việc các kế hoạch đó thường xuyên được điều chỉnh bổ sung căn cứ vào kết quả các cuộc tập trận chỉ huy - tham mưu đã đặt ra những nhiệm vụ nhất định mới cho Bộ đội đường không – vũ trụ Nga.

Số lượng máy bay tiêm kích và máy bay đánh chặn trong biên chế của Không quân đến đầu năm 2017 là: 60 chiếc Su-27/UB (chiến đấu – huấn luyện –ND), 61 chiếc Su-27SM2/SM3, hơn 84 chiếc Su-30SM/SM2, hơn 60 chiếc Su-35S, 154 chiếc MiG-29S/SMT/M2/YBT, đến 150 chiếc MiG-31B/BN/BSM.

Các phương tiện đối đầu hiệu quả hơn cả với các máy bay ném bom chiến lược và tên lửa có cánh là máy bay của không quân chiến dịch- chiến thuật kiểu MiG-31 .

Việc hiện đại hóa MiG-31 do Nhà máy hàng không “ Sokol” thực hiện. Trong khuôn khổ các hợp đồng với Bộ quốc phòng, đến năm 2019 sẽ có 113 máy bay được hiện đại hóa (đến đầu năm 2017 đã có 97 chiếc được hiện đại hóa, trong số đó có một chiếc đã gặp nạn).

don tan cong nhanh toan cau nga co gi de chong

MiG-31-kiểu máy bay được cho là đối đầu hiệu quả nhất với máy bay ném bom chiến lược và tên lửa có cánh

Trong biên chế của Bộ đội đường không – vũ trụ có các binh đoàn sau:

- Tập đoàn quân không quân và phòng không số 4 của Quân khu Nam (gồm sư đoàn phòng không số 51 (đóng quân tại Rostov na Donu – phía Đông Nam phần lãnh thổ Châu Âu của Nga), Sư đoàn phòng không số 31 (Sevastopol – trên bờ Biển Đen), Sư đoàn không quân hỗn hợp cận vệ số 1 (Crymsk – Crimea), Sư đoàn không quân hỗn hợp số 4 (Marinovka) và các đơn vị khác);

- Tập đoàn quân không quân và phòng không cờ đỏ Leningrad số 6 (Sant- Peterburg) Sư đoàn phòng không số 32 (Rzev), Sư đoàn không quân hỗn hợp cận vệ số 105 (31 chiếc MiG-31) và các đơn vị khác;

- Tập đoàn quân không quân và phòng không cờ đỏ số 11 (Sư đoàn phòng không số 25 (Comsomolsk –na – Amur). Sư đoàn phòng không số 26 (Chita), Sư đoàn phòng không số 93 (Vladivostok, Nakhodka), Sư đoàn không quân hỗn hợp cận vệ số 303 (20 máy bay MiG-31 B/BS) và các đơn vị khác);

- Tập đoàn quân không quân và phòng không cờ đỏ số 14 (Sư đoàn phòng không số 76 (Samara), Sư đoàn phòng không số 41 (Novosibirsk) và các đơn vị khác (56 máy bay MiG-31B/BS/BSM);

- Tập đoàn quân không quân và phòng không số 45 (Sư đoàn phòng không số 1 (Bán đảo Kolski), Trung đoàn không quân tàu (hạm) độc lập số 100, Trung đoàn không quân hỗn hợp số 92 (20 máy bay MiG-31 BM) và các đơn vị khác.

Các tổ hợp phòng không cũng có trong trang bị của Sư đoàn phòng thủ bờ Hải quân LB Nga (Bán đảo Camchatka). Có một điểm lưu ý: Không quân Hải quân Nga đến năm 2016 có 32 chiếc MiG 31B/BS /BM.

Đến năm 2016, Bộ đội phòng không LB Nga có 125 tiểu đoàn tên lửa phòng không kiểu S-300 (1.500 tổ hợp phóng). Đến năm 2017, Bộ đội phòng không Nga có trong biên chế 38 tiểu đoàn S-400 (304 tổ hợp phóng). Cũng trong năm nay (2017) dự kiến sẽ bổ sung thêm 8 tiểu đoàn S-400 nữa.

Tập đoàn quân không quân và phòng không số 45 trong năm 2018 sẽ có trong biên chế thêm một sư đoàn phòng không. Sư đoàn phòng không này sẽ bảo vệ biên giới tới Đất Mới đến Chukhotka (phía Bắc Nga – ND).

Các trung đoàn tên lửa phòng không và trung đoàn vô tuyến kỹ thuật của sư đoàn có thể phát hiện (chủ yếu là phát hiện đối phương và bảo vệ chỉ ở những hướng nhất định – TG) và tiêu diệt máy bay, tên lửa có cánh và máy bay không người lái.

Sau khi đưa các trung đoàn của sư đoàn mới này vào tham gia trực chiến, sẽ hình thành một trường radar dày đặc dọc biên giới nước ta. (có thể, lực lượng không quân tại khu vực này cũng sẽ được tăng cường – TG) .

Cụm quân và các phương tiên phòng không ở khu vực quần đảo Kuril cũng sẽ được bổ sung lực lượng. Theo Tư lệnh Quân khu Đông S.Surovikin thì: “Đã nhận nhiệm vụ triển khai các cụm quân trên những đảo của Quần đảo Kuril.

Nhiệm vụ đó xuất phát từ sự cần thiết phải đảm bảo an ninh cho không phận, hải phận và vùng nước ngầm. Bộ đội của Quân khu cần phải thiết lập lá chắn hỏa lực để bảo vệ hướng chiến lược phía Đông”.

Trên các đảo của quần đảo này đã bố trí cụm quân bộ binh, các tổ hợp tên lửa “Bal” và “ Bastion” (tên lửa bờ chống hạm –ND), các tổ hợp tác chiến điện tử, tên lửa phòng không “Buk” và “Tor-M2U”.

Không loại trừ khả năng trong tương lai gần (tại khu vực này- ND) sẽ xuất hiện các hệ thống S-300 (và vào một thời điểm nào đó, cả S-400 – TG). Bộ trưởng quốc phòng Nga S.Shoigu đã tuyên bố – Hạm đội Thái Bình Dương cần phải nhiên cứu khả năng bố trí vị trí neo đậu (đóng quân) cho các tàu tại các đảo. Trước đây đã có đề xuất về việc bố trí căn cứ tàu ngầm trên một số đảo (dĩ nhiên – đó là các tàu ngầm điện – diezel).

Một số trạm radar phát hiện từ xa trong hệ thống cảnh báo đòn tấn công tên lửa cũng có thể thực hiện những nhiệm vụ nhất định trong việc phát hiện các máy bay của đối phương. Hiện nay, có các trạm radar phát hiện từ xa sau đây đang được khai thác:

- “Voronhez-M” Lekhtusi (Tỉnh Leningrad – Tây Bắc Nga – ND) – phủ sóng từ Marocco (Châu Phi – ND) đến Spitzbergen (hay còn gọi là Svalbard –quần đảo tại vùng Bắc Cực, là phần cực bắc của Na Uy- từ 74 độ đến 81 độ độ vĩ Bắc, từ 10 độ đến 35 độ độ kinh Đông.

- “Voronhez-DM” – Armavir (khu Krasnodar - phía Nam lãnh thổ Châu Âu của Nga – gần Biển Đen – ND) – phủ sóng từ Khu vực Nam Châu Âu đến bờ phía Bắc Châu Phi;

- “Voronhez-DM” – Pionherski (Tỉnh Kaliningrad) phủ sóng toàn bộ Châu Âu ( kể cả Anh ) ;

- “ Voronhez-M” – Usolie – Sibirskoe (Tỉnh Irkutsk - Sibiri) – phủ sóng toàn bộ vùng lãnh thổ từ bờ phía Tây nước Mỹ đến Ấn Độ;

- “Voronhez-DM”– Enhiseisk (Sibiri –ND) – phủ sóng hướng Đông Bắc;

- “Voronhez-DM” – Barnaul (Vùng Altai , Sibiri –ND) - phủ sóng toàn hướng Tây Nam.

don tan cong nhanh toan cau nga co gi de chong

Trạm radar “ Voronhez DM ” bố trí tại Enhiseisk (Sibiri)

(Quan điểm của tác giả: các tổ hợp phòng không (phòng chống tên lửa) đã được triển khai, các máy bay của không quân tuần tiễu (trong giai đoạn bị đe dọa) chịu trách nhiệm giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu , trong đó có nhiệm vụ bảo vệ chính các trạm radar nói trên. Khi mà các đài radar chưa bị tiêu diệt – các máy bay của đối phương sẽ gặp nhiều vấn đề nếu tham gia vào đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu)

Tham gia Hệ thống phòng không thống nhất của các quốc gia – thành viên SNG có: Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kirgizia (Kirgistan – tên mới), Tadzikistan và Uzbekistan.

Trong trang bị của Không quân và Phòng không Cộng hòa Belarus có 2 tiểu đoàn S-400 và 16 tiểu đoàn S-300. Có các tổ hợp “Buk” và “Tor-M2E”.

Không quân tiêm kích (Belarus) có 20 máy bay hiện đại kiểu MiG-29. Nước nay đang có kế hoạch mua các máy bay tiêm kích mới Su-30.

Thành phần chủ yếu của lực lượng phòng không Cộng hòa Kazakhstan là 25 tiểu đoàn tên lửa S-300. Còn có các tiểu đoàn S-200 và S-125, mấy chục máy bay MiG-29 và Su-27 các biến thể khác nhau, 6 chiếc Su-30SM và 25 chiếc MiG-31/BM.

Không phận Tadzikistan được các hệ thống S-125 và S-75 bảo vệ

Kirgizistan có trong trang bị các hệ thống S-125 và S-75. Trong biên chế của Không quân nước này có 20 máy bay tiêm kích MiG-21. Trên lãnh thổ Kirgizistan có căn cứ không quân Kant của Nga với các máy bay Su-25.

Trong khuôn khổ cuộc tập trận gần đây đã điều đến căn cứ này thêm các máy bay Su-24 (trong trường hợp cần thiết có thể tăng cường thêm một số máy bay tiêm kích).

Trong trang bị của Không quân Uzbekistan có các máy bay MiG-29 và Su-27.

Không quân Armenia có 5 tiểu đoàn tên lửa phòng không S-300PS và “ Buk-M2”. Trên lãnh thổ Armenia có căn cứ quân sự Nga số 102 ( Giumri).

Tại căn cứ này có Trung đoàn tên lửa phòng không số 988 được trang bị S-300V. Cũng tại căn cứ “Giumri” còn có các máy bay tiêm kích MiG-29.

Trên lãnh thổ Abkhazia (nước cộng hòa tự tuyên bố độc lập tách khỏi Gruzia – nằm giữa Nga và Gruzia –ND) có căn cứ quân sự số 7 của Nga được các tổ hợp tên lửa phòng không S-300 bảo vệ.

Tại Cộng hòa A rập Syria có căn cứ không quân của Nga (Khmeinhim và trung tâm bảo đảm vật chất – kỹ thuật (Tartus). Cả hai mục tiêu này đều được các tổ hợp phòng không bảo vệ (S-400 và S-300).

Để tăng cường lực lượng phòng không, có thể tăng số lượng các tổ hợp tên lửa phòng không của Bộ đội đường không – vũ trụ Nga và điều thêm 6 tiểu đoàn S-300 theo một Thỏa thuận đã ký giữa hai nước năm 2010. Đã thành lập một hệ thống thống nhất gồm (các đơn vị) Phòng không Syria, các đơn vị Bộ đội đường không – vũ trụ Nga và các tàu nổi của Hải quân Nga (khi chúng hiện diện tại Syria).

Hệ thống NORAD của Mỹ (Bộ Tư lệnh Phòng không Bắc Mỹ)

Hệ thống NORAD bao gồm các hệ thống giám sát trên mặt đất, hệ thống cảnh báo, các trạm khinh khí cầu, các đài radar ngoài đường chân trời, máy bay AWACS. Có các khu vực phòng không ở Alaska và California (có thể, sẽ thành lập một khu vực phòng không mới ở bờ biển phía Đông nước Mỹ).

Đến năm 2016, đã triển khai 7 đại đội (mỗi đại đội 3 tổ hợp phóng) của hệ thống THAAD. Nhiệm vụ phòng không còn do các máy bay F-15, F-16, F-22 của Mỹ và CF-18 của Canada đảm nhiệm.

Trên phần lãnh thổ lục địa của Mỹ có :

- Vệ binh quốc gia có 21 tiểu đoàn tên lửa phòng không (gần 480 tổ hợp phóng “Patriot”, 700 tổ hợp phóng “Avenger”);

- Lục quân có 2 trung đoàn phòng không THAAD;

- Tại khu vực Washington – 1 tiểu đoàn NASAMS (3 tổ hợp phóng).

don tan cong nhanh toan cau nga co gi de chong

Tổ hợp tên lửa phòng không “ Patriot” của Mỹ

Đã có kế hoạch sử dụng các tàu nổi trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phần lục địa lãnh thổ Mỹ.

Cần phải thấy rằng, hệ thống dẫn đường và điều khiển các máy bay đánh chặn phòng không, nói một cách dễ hiểu - còn có những khiếm khuyết nhất định.

Nhưng chúng ta sẽ nói về điều đó trong những bài sau.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast