K-27: Bom hạt nhân dưới lòng Bắc cực của Nga

Các nhà khoa học môi trường vẫn cho rằng K-27 là một sự cố rất nghiêm trọng và tin rằng tàu cần phải được trục vớt và xử lý đúng cách.

Dựa trên các tàu ngầm lớp November (Project 627), K-27 là tàu ngầm hạt nhân đầu tiên và duy nhất của Project 645 được Liên bang Xô viết chế tạo.

Cũng như các cường quốc khác, Liên Xô thường thử nghiệm những công nghệ tiên tiến, đi trước thời đại vào trong lĩnh vực quân sự. Thật vậy, K-27 là một dự án đầu tiên ứng dụng hai lò phản ứng hạt nhân được làm mát bằng kim loại VT-1dạng lỏng.

Khi K-27 lần đầu hạ thủy vào ngày 15/6/1958, đây là chiếc tàu ngầm đầu tiên của Liên Xô được thiết kế với một cặp lò phản ứng được làm mát bằng chất bismut mới lạ.

k 27 bom hat nhan duoi long bac cuc cua nga

K-27 sẽ là thảm họa môi trường nếu phóng xạ rò gỉ ra từ chiếc tàu ngầm này

Mặc dù lò phản ứng mới nhỏ hơn nhưng mạnh hơn nhiều những lò phản ứng làm mát bằng áp lực nước thông thường. K-27 nhanh chóng đạt được kỷ lục ấn tượng khi là chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên của Nga lặn liên tiếp trong 50 ngày.

Dù rất ấn tượng, nhưng tuổi đời phục vụ của K-27 là rất ngắn. Vào ngày 24 tháng 5 năm 1968, K-27 gặp sự cố khi năng lượng của một trong những lò phản ứng VT-1 đột ngột giảm từ 87% xuống còn 7%.

Sức mạnh giảm đi kèm với đó là sự gia tăng khối lượng bức xạ gamma trong khoang lò phản ứng. Ngoài ra, khí thoát ra từ các lò phản ứng cũng lan ra khắp các khoang khác.

“Chúng tôi có một máy phát hiện bức xạ trong khoang, nhưng nó đã bị tắt đi. Thành thật mà nói, chúng tôi đã không quan tâm nhiều đến các thiết bị đo phóng xạ được cung cấp. Nhưng sau đó, người giám sát đã bật máy dò trong khoang và nó đã không hoạt động. Ông ấy trông rất ngạc nhiên và lo lắng”, ông Vyacheslav Mazurenko nói với BBC sau 22 năm kể từ ngày sự cố trên.

Thủy thủ đoàn đã không hiểu hết mức độ của vấn đề xảy ra với lò phản ứng cho đến khi quá muộn. Hai giờ sau khi báo động, các thủy thủ cần phải được đưa ra ngoài nếu không muốn bị nhiễm xạ.

Tuy nhiên, thủy thủ đoàn phải mất hơn 5 giờ xoay sở để quay trở lại được cảng Ostrovnoy trên bán đảo Kola của Nga.

k 27 bom hat nhan duoi long bac cuc cua nga

K-27 bị nhấn chìm sâu 30m tại biển Kara vào ngày 6/9/1982

Mazurenko kể lại: “Khi tàu ngầm tới bến tàu, chúng tôi nhận được lệnh tắt động cơ và chờ đợi các hướng dẫn đặc biệt. Tuy nhiên, thuyền trưởng Pavel Leonov quyết định tiếp tục, bởi vì nếu dừng lại trong vài giờ thì không ai có thể sống sót”.

Tất cả 144 thành viên thủy thủ đoàn đã bị phơi nhiễm phóng xạ, trong đó 9 người chết vì bị ngộ độc phóng xạ. K-27 bị tạm dừng hoạt động ngay sau đó vào tháng 6/1968, mặc dù Liên Xô vẫn tiếp tục thực hiện nhiều thí nghiệm khác nhau trên tàu cho đến năm 1973.

Cuối cùng, mọi hoạt động trên K-27 chấm dứt hoàn toàn vào tháng 2/1979 và tàu bị nhấn chìm sâu 30m tại biển Kara vào ngày 6/9/1982.

Đến này, nhiều nhà khoa học môi trường vẫn cho rằng đây là một sự cố rất nghiêm trọng và tin rằng tàu cần phải được trục vớt và xử lý đúng cách.

“Rò rỉ phóng xạ sẽ sớm hay muộn nếu chúng ta chỉ để K-27 ở đó. Con tàu đã ở dưới đáy biển trong suốt 30 năm, và nó đã bị rò gỉ trước khi nó bị đánh chìm”, Thomas Nilsen, cựu thành viên của tổ chức Bellona nói với RT vào năm 2012.

“Ngày nay, thách thức của chúng ta là tìm cách trục vớt K-27 mà không làm rung động các lò phản ứng, nếu không một loạt các phản ứng dây chuyền không thể kiểm soát được sẽ bắt đầu. Nếu điều đó xảy ra, một lượng lớn phóng xạ có thể rò rỉ ra Bắc cực”.

Theo Như Ý/Báo Đất Việt

Đọc thêm

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.