Khó khăn với ngành xuất khẩu máy bay quân sự của Nga

Cuộc xung đột tại Ukraine và các lệnh trừng phạt liên tiếp đang có tác động rất lớn đối với lĩnh vực hàng không vũ trụ của Nga.

Khó khăn với ngành xuất khẩu máy bay quân sự của Nga

Một máy bay chiến đấu Nga chuẩn bị cất cánh tại căn cứ quân sự ở Hmeimim, Syria, vào tháng 9/2019. Ảnh: AFP/Getty Images

Theo trang Defensenews, trước khi Nga mở chiến dịch quân sự tại Ukraine, ban lãnh đạo hàng không vũ trụ của nước này đã lên kế hoạch tiếp thị máy bay ném bom chiến đấu hạng nặng thế hệ tiếp theo Su-57 và sản phẩm phái sinh Su-75 tới một số khách hàng quân sự nước ngoài. Nhưng với tình hình hiện tại, kế hoạch này dường như đã sụp đổ.

Su-57 có nhịp độ sản xuất thấp. Các mẫu xuất khẩu khó có thể có sẵn từ nay đến cuối thập kỷ này. Còn máy bay Su-75, hay “Checkmate” (Chiếu tướng) mới chỉ được hiện thực hóa trong các mô hình và đồ họa máy tính; vẫn chưa có một chuyến bay thử nghiệm thành công nào.

Đối với các khách hàng nước ngoài, trạng sản xuất nói trên khiến họ chỉ còn lại lựa chọn Sukhoi 35 (Su-35), máy bay quân sự duy nhất của Nga được sản xuất hàng loạt. Đây là máy bay ném bom chiến đấu hạng nặng đặc trưng của Nga - mặc dù thành tích chiến đấu của nó trên bầu trời Ukraine chưa rõ ràng. Nhưng ngay cả Su-35 cũng có thể không được xuất khẩu thành công với số lượng đáng kể trong thập kỷ này.

Khó khăn với ngành xuất khẩu máy bay quân sự của Nga

Vectơ đẩy 3D cho Su-57. Ảnh: Sandboxx

Ngay cả trước khi Nga bắt đầu chiến dịch ở Ukraine, Đạo luật Trừng phạt Đối thủ của Mỹ (CAATSA) đã là một yếu tố quan trọng ngăn cản các khách mua Su-35 tiềm năng như Ai Cập, Algeria và Indonesia. Để không khuyến khích các nước mua vũ khí Nga và cản trở nguồn thu từ việc bán vũ khí của Moskva, Quốc hội Mỹ đã thông qua luật trừng phạt bên thứ ba, yêu cầu cơ quan hành pháp xử phạt họ nếu vi phạm. Một số quốc gia đã hủy hợp đồng mua vũ khí của Nga và tìm kiếm khả năng phòng thủ tương đương từ các quốc gia khác thay vì đối mặt với viễn cảnh bị Mỹ trừng phạt.

Hiện tại, cuộc xung đột tại Ukraine và các lệnh trừng phạt liên tiếp đang có tác động rất lớn đối với lĩnh vực hàng không vũ trụ của Nga. Các lệnh trừng phạt làm suy yếu khả năng của Nga trong việc hoàn thiện phát triển các phương tiện chiến đấu thế hệ tiếp theo như Su-57 và Su-75. Nhiều nhà sản xuất Nga phụ thuộc vào máy công cụ tiên tiến nhập khẩu. Những phân tích phần còn lại của tên lửa, máy bay không người lái và máy bay của Nga bị bắn rơi ở Ukraine đã cho thấy chúng chứa các linh kiện, thành phần của phương Tây hiện không thể được xuất khẩu hợp pháp sang Nga.

Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga cũng cần thay thế các máy bay chiến đấu bị mất tích trong chiến đấu, bao gồm một số máy bay Su-35.

Khó khăn với ngành xuất khẩu máy bay quân sự của Nga

Một chiếc Su-57 đang trải qua thử nghiệm mặt đất. Ảnh: Sukhoi

Hoạt động của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga tại Ukraine cũng đang ảnh hưởng đến việc xuất khẩu máy bay. Theo giới phân tích phương Tây, ngay cả khi có ưu thế rõ ràng về số lượng so với Không quân Ukraine, Nga vẫn không đạt được ưu thế tác chiến hoặc chiến thuật chiến trường từ đường không.

Hơn nữa, sức hấp dẫn quân sự của Su-35 với tư cách là một máy bay ném bom chiến đấu đa năng đã giảm kể từ khi Nga được cho là đã mất hai phi đội này ở Ukraine do các lỗi khác nhau.

Cả lực lượng không quân Ukraine và Nga đều chịu tổn thất về cánh cố định và cánh quay của máy bay trên một chiến trường mà năng lực phòng không trải rộng. Các hệ thống ít tốn kém hơn như pháo binh, tên lửa và máy bay không người lái đã được chứng minh là những hệ thống vũ khí quyết định hơn trong cuộc xung đột. Phương Tây cho rằng Nga đã trao đổi hơn 60 chiếc Su-35 cho Iran để đổi lấy vài nghìn máy bay không người lái mà họ đang sử dụng để tấn công cơ sở hạ tầng quan trọng của Ukraine. Tuy nhiên, cả Nga và Iran đều bác bỏ tất cả các cáo buộc liên quan đến việc Tehran cung cấp máy bay không người lái hoặc vũ khí cho Moskva.

Bị ràng buộc bởi các lệnh trừng phạt và buộc phải thay thế các thiết bị đã bị phá hủy trong cuộc xung đột, ngành hàng không vũ trụ của Nga ít có khả năng có máy bay để bán, ngay cả khi họ muốn. Defensenews cho rằng nếu các quốc gia khách hàng thay đổi ý định, chuyển sang đầu tư vào máy bay không người lái và các loại vũ khí dẫn đường chính xác ít tốn kém hơn, thì thị trường máy bay chiến đấu của Nga có thể bắt đầu suy giảm nhanh chóng.

Theo Báo Tin tức

Đọc thêm

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.