Không ai muốn vượt quá "giới hạn đỏ"!

“Căng thẳng, tăng nhiệt, đe dọa, trả đũa” là những từ được nhắc đến nhiều nhất trong cuộc khủng hoảng trên Bán đảo Triều Tiên trong những ngày qua.

Bình Nhưỡng liên tục tiến hành các vụ thử tên lửa bất chấp những lời cảnh báo và hăm dọa bủa vây từ các phía, đặc biệt động thái của Washington điều hàng loạt tàu chiến nhằm thị uy sức mạnh với Triều Tiên.

Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng giống như nhiều lần trước, những động thái phô trương sức mạnh quân sự này vẫn chỉ là “đòn cân não”, “nắn gân” nhau chứ không phải là bước chuẩn bị thực sự cho một cuộc chiến mà nếu xảy ra có thể sẽ dẫn đến hậu quả thảm khốc.

Việc Bình Nhưỡng tiến hành vụ phóng thử tên lửa đạn đạo lần thứ 7 ngày 14-5 vừa qua được coi là hành động đặc biệt nguy hiểm, bởi lẽ nó diễn ra trong bối cảnh căng thẳng giữa các bên trên Bán đảo Triều Tiên chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Giới phân tích cho rằng Bình Nhưỡng muốn mượn hành động phóng thử tên lửa để khẳng định Triều Tiên không bao giờ từ bỏ chương trình hạt nhân, không chấp nhận sự sắp đặt của các nước Mỹ-Trung, cũng như muốn giành quyền chủ động nếu đàm phán giữa các bên được tiến hành.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un thậm chí còn tuyên bố: “Nếu Mỹ cố khiêu khích Triều Tiên một cách vụng về, họ sẽ không tránh được thảm họa lớn nhất trong lịch sử”.

khong ai muon vuot qua gioi han do

Tên lửa Hwasong-12 của Triều Tiên rời bệ phóng ngày 14-5. Ảnh: Rodong Sinmun.

Vụ thử thành công tên lửa đạn đạo mới nhất của Triều Tiên hôm 14-5 còn cho thấy tiến triển chưa từng có trong ngành công nghệ tên lửa.

Với tầm xa đạt được là 787 km và độ cao tối đa 2.111 km, có khả năng đưa đầu đạn hạt nhân quay trở lại Trái Đất kể cả trong tình huống xấu nhất, và sở hữu hệ thống phát nổ chuẩn xác, các chuyên gia cho rằng tên lửa của Triều Tiên được phóng với đường đi cao, yếu tố làm hạn chế khoảng cách bay của nó. Nhưng nếu tên lửa được phóng với đường đi tiêu chuẩn, nó có thể đạt tầm xa ít nhất 4.000 km, đủ để vươn tới lãnh thổ Mỹ và một số quốc gia khác.

Bị coi là hành động vô cùng nguy hiểm không chỉ vì nó được tiến hành đúng ngày khai mạc Diễn đàn “Vành đai và Con đường” ở Bắc Kinh, mà Bình Nhưỡng ngầm phát đi tín hiệu Triều Tiên không phải “đệ tử” của Trung Quốc, không chấp nhận những sự sắp đặt cũng như bố trí liên quan của Bắc Kinh.

Thêm vào đó, Triều Tiên cũng muốn thông qua hành động này để chứng tỏ cho dù cộng đồng quốc tế có gia tăng áp lực trừng phạt đến đâu, Bình Nhưỡng cũng không từ bỏ chủ trương phát triển vũ khí hạt nhân.

Nhưng ai cũng hiểu rằng, một cuộc chiến tranh xảy ra trên bán đảo Triều Tiên sẽ gây ra những hậu quả thảm khốc và không bên nào giành thắng lợi trong cuộc chiến đó: nền kinh tế thứ 11 thế giới là Hàn Quốc có nguy cơ bị hủy diệt hoàn toàn do Seoul nằm gọn trong tầm bắn của các tên lửa Triều Tiên.

Trung Quốc có thể phải đón nhận làn sóng người tị nạn khổng lồ từ Triều Tiên. Nhật Bản cũng sẽ phải gánh chịu những hậu quả thảm khốc về mọi mặt. Và đương nhiên các lực lượng Mỹ đóng quân tại hai quốc gia đồng minh cũng sẽ bị thiệt hại và chịu tổn thất nặng nề...

Nói như vậy để thấy rằng cả Mỹ và Triều Tiên vẫn đang cố gắng giữ tình hình ở trong tầm kiểm soát và không vượt quá “giới hạn đỏ”. Có nhiều lý do để nhận định rằng Mỹ khó có thể tấn công phủ đầu Triều Tiên.

Ngoài những hậu quả thảm khốc mà một cuộc xung đột có thể gây ra cho các bên, sự khác nhau giữa một Triều Tiên với năng lực hạt nhân được đánh giá ở mức đáng lo ngại và một Syria với chương trình hạt nhân vẫn còn ở giai đoạn khởi đầu cũng là một yếu tố quan trọng để các chuyên gia cho rằng Mỹ sẽ không thể hành động với Triều Tiên tương tự như với Syria.

Theo Bảo Trân/An ninh thế giới

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast