Nga - Mỹ trả đũa qua lại, căng thẳng còn hơn thời Chiến tranh Lạnh

Căng thẳng giữa Nga - Mỹ sau các lệnh trừng phạt mới và trục xuất hiện đang ở mức cao độ, thậm chí còn cao hơn thời kỳ Chiến tranh Lạnh.

nga my tra dua qua lai cang thang con hon thoi chien tranh lanh

Cảnh sát Nga đứng trước Đại sứ quán Mỹ ở Moskva.

Đó là lời nhận xét của ông Paul Craig Roberts, cựu trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ đưa ra trong buổi trả lời phỏng vấn kênh truyền hình RT (Nga). Động thái trừng phạt mới đối với Nga được cho là có lợi cho ngành năng lượng cũng như tổ hợp an ninh – quân sự của Mỹ, đồng thời có ý ám chỉ xung đột với Nga đã trở thành mục tiêu chính trong chính sách đối ngoại Mỹ.

Trước đó, vào ngày 27/7, Thượng viện, trong một cuộc bỏ phiếu gần như đồng nhất ý kiến với 98 phiếu ủng hộ và 2 phiếu chống, đã thông qua lệnh trừng phạt mới đối với Nga liên quan đến cáo buộc tin tặc Nga tấn công mạng bầu cử Mỹ 2016. Dự luật này được cho là sẽ ngăn chặn Tổng thống Mỹ Donald Trump "nới lỏng” lệnh trừng phạt hiện có sẵn với Nga cũng như nó có đủ số phiếu đa số để “dập tắt” quyền phủ quyết của Tổng thống.

Ngày 28/7, Nhà Trắng thông báo Tổng thống Trump sẽ xem xét bản nộp cuối cùng của dự luật và sẽ lên kế hoạch ký thông qua.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn, ông Paul Craig Roberts nhận xét dự luật mà Thượng viện thông qua cực kỳ nguy hiểm. Đầu tiên, nó ngăn cản Tổng thống Trump “bình thường hóa” mối quan hệ với Nga. Theo quan điểm hiện giờ của ông, căng thẳng giữa hai bên hiện nay leo thang cao độ, còn cao hơn so với thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Lý do thứ hai khiến dự luật này cực kỳ nguy hiểm là nó gây sức ép kinh tế lên Nga. Dự luật được tạo ra nhằm thay thế đối tác bán khí đốt thiên nhiên cho châu Âu đang từ Nga chuyển sang Mỹ. Điều này ảnh hưởng tiêu cực tới đồng ruble, làm hại nền kinh tế nước Nga và càng cô lập nước Nga khỏi châu Âu hơn. Đó là sức ép kinh tế có thể dẫn tới chiến tranh.

Theo ông Paul, Quốc hội Mỹ sẽ nhận được những đóng góp về mặt chính trị từ ngành năng lượng Mỹ cũng như từ phía tổ hợp an ninh – quân sự vì dự luật này chủ yếu được tạo ra nhằm phục vụ cho lợi ích của hai ngành trên. Tổ hợp an ninh – quân sự được lợi vì ngăn cản được tiến trình bình thường hóa quan hệ, trong khi các công ty năng lượng lại có thị trường mới để xuất khẩu khí thiên nhiên, khí thiên nhiên hóa lỏng.

Phản ứng trước các lệnh trừng phạt từ Mỹ, Nga đã trả đũa bằng cách quyết định trục xuất hàng trăm nhà ngoại giao Mỹ ra khỏi nước.

Khi được hỏi rằng ban lãnh đạo Nga nên nhìn nhận những lệnh trừng phạt của Mỹ như thế nào, ông Paul khuyến cáo Nga cuối cùng phải dừng ngay ảo tưởng sẽ hòa giải được với Mỹ: “Tôi đã làm rõ vấn đề này từ lâu. Cách duy nhất mà Moskva có thể đạt được thỏa thuận với Washington là đầu hàng và chấp nhận sự thống trị của Mỹ”.

Cựu Trợ lý Bộ trưởng Tài chính Mỹ này cho rằng đây sẽ là lời cảnh tỉnh đối với Nga, khi Quốc hội Mỹ rõ ràng đã đặt xung đột với Nga trở thành mục tiêu chính trong chính sách đối ngoại của Mỹ.

Đối với Tổng thống Mỹ, dường như ông không còn cơ hội bình thường hóa mối quan hệ với Nga. Nếu như ông Trump không ký dự luật, truyền thông sẽ viện cớ này làm bằng chứng ông ưu tiên Nga và điều đó có thể dẫn đến tình huống ông bị luận tội.

Theo baotintuc.vn

Đọc thêm

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.