Nga vờ thua ở Palmyra: Kịch bản "thả gà ra đồng…nhử cáo"

Vừa qua, có những luồng thông tin về việc Nga vờ thua Mỹ và IS ở Palmyra, nhốt khủng bố vào rọ để dễ tiêu diệt. Điều này có đúng không?

Quan điểm Nga vờ thua, nhốt IS trong rọ Palmyra

Vừa qua, có người đặt ra kịch bản quân đội Nga đã nắm rõ các bí mật về sự chuyển quân của khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) nên Moscow Nga hoàn toàn có đủ khả năng tung các máy bay chiến đấu cơ động từ chiến trường Aleppo gần đó tới Palmyra và sớm dàn trận tấn công.

Nhưng người Nga đã không làm như vậy, mà để cho IS tập trung binh lực lớn, dễ dàng chiếm lại thành cổ Palmyra. Do đó, xuất hiện một giả thiết là Moscơ đã “vờ thua”, mở “cái túi Palmyra” cho IS chiếm lại và lợi dụng thời cơ để diệt gọn bè lũ khủng bố IS.

Theo quan điểm này, việc Nga vờ thua ở Palmyra được giải thích như sau:

Thứ nhất là: Vào thời điểm IS tập trung quân, Nga đánh giá tình hình chiến sự giữa mặt trận Aleppo giáp biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Thành cổ Palmyra ở miền trung Syria và quyết định ưu tiên cho chiến trường phía Bắc - nơi họ đang có trận đánh gần như kết thúc chiến sự tại đây.

Thứ hai: Quan điểm này cho rằng: “Thời điểm và địa điểm của Thành cổ Palmyra là chiến lược. Khu vực Thành cổ Palmyra vốn là một cao điểm, lại trống trải giữa sa mạc, địa hình không hiểm trở như Raqqa hay Deir ez-Zor”.

IS tấn công Palmyra, đây hoàn toàn không phải là một cuộc tấn công mang bất cứ một ý nghĩa chiến lược nào ngoài việc hạ vị thế của không quân Nga, gây sức ép buộc quân đội Syria phải tạm dừng chiến dịch tấn công ở Aleppo và cứu nguy cho lực lượng Hồi giáo cực đoan trên chiến trường này.

Nhưng điều đó không xảy ra, quân đội Syria không rút lực lượng Tigers và Diều hâu Sa mạc khỏi thành phố, thay vào đó một điều chắc chắn là không quân Nga sẽ không kích dữ dội các mục tiêu của IS trên địa phận tỉnh Homs.

nga vo thua o palmyra kich ban tha ga ra cao

Quân đội Syria đang gặp nhiều khó khăn trên chiến trường Palmyra

Bên cạnh đó, người dân sống cũng khu vực Thành cổ đã được sơ tán khoảng 80%. Với việc cư dân ở các ngôi làng đang được IS kiểm soát đã được sơ tán phần lớn, đây hoàn toàn là điểm lý tưởng cho những cuộc không kích của quân đội Nga sắp tới.

Thứ ba: Thành cổ Palmyra là nơi được chọn giữa cuộc đối đầu Nga- Mỹ.

Thành cổ Palmyra thất thủ cũng không phải tin vui nhưng nhờ đó, người Nga đang có lợi hơn trong cuộc chiến này.

4000-5000 tên khủng bố IS đang tụ họp ở Palmyra làm cho Thành cổ này trở thành một điểm nóng hơn bao giờ hết khiến Nga hoàn toàn có thể thoái lui để tạo nên chiến trường, trút quân IS vào rọ Palmyra và khai hỏa.

Mỹ đã tăng viện vào chiến trường Raqqa, đối đầu với Nga khi chiến thắng giành được ở Aleppo. Trung điểm Thành cổ Palmyra là điểm hoàn hảo cho cuộc tấn công mà người Nga sẽ tới khi giải quyết xong trận chiến ở Aleppo.

Thành cổ ở trên cao sẽ là nơi ghi lại trọn vẹn những khoảnh khắc cuối cùng của khủng bố IS giữa sự chứng kiến ở 2 đầu Nga- Mỹ.

Nhìn chung, quan điểm này cho rằng, việc để mất Palmyra thực ra là một cái bẫy, giải quyết xong chiến trường Aleppo, Nga và quân đội Syria sẽ điều động quân từ Aleppo về thành cổ Palmyra để tập trung tiêu diệt một cụm quân lớn của IS. Điều kiện và địa thế ở đây cho phép làm được điều đó.

Hơn nữa, quân đội Syria đã sơ tán được tới 80% dân chúng ở Palmyra, cho phép Nga không kích không phải kiêng dè. Khu Thành cổ trống trải nằm giữa sa mạc, dễ công - khó thủ, đang thu hút một lực lượng lớn quân khủng bố sẽ khiến Nga và Syria dễ dàng tiêu diệt chúng, tái chiếm Palmyra.

Xét theo tình hình chiến trường và các chiến thuật quân sự, không thể không tính tới khả năng Palmyra sẽ trở thành mồ chôn khủng bố IS.

Nga vờ thua ở Palmyra: Quan điểm thả gà, rồi đi đuổi cáo

Thoạt đầu, những luận cứ trên nghe cũng có vẻ hơi có lí nhưng về thực tế đây là quan điểm phi logic và có những nhầm lẫn cơ bản về mặt quân sự. Chúng ta sẽ xem xét những lập luận sai lầm này trên hai quan điểm chủ chốt.

Thứ nhất là quan điểm Palmyra dễ công, khó thủ

Palmyra có dễ công không? Có!; Palmyra có khó thủ không? Có! Nhưng đây là chỉ nói riêng về thành cổ này, còn xét về cục diện tổng quan trên chiến trường khu vực này, Palmyra rất khó đánh và rất dễ phòng thủ.

Khi xét đến chiến thuật phòng ngự, chúng ta không thể chỉ nói đến kiểu phòng ngự thụ động, tức là cố thủ ở một cứ điểm nào đó, bởi đó là kiểu phòng ngự “chết”, mà phải sử dụng chiến thuật phòng ngự chủ động tức là linh hoạt kết hợp giữa tấn công và phòng thủ; vừa phòng thủ vừa tấn công; vừa cố thủ vừa cơ động tập kích.

Palmyra rất dễ đánh nhưng xung quanh Palmyra có rất nhiều cứ điểm vệ tinh dễ dàng phòng thủ như dãy núi Jabal al Tar ở phía Tây-Tây Bắc; các khu làng al-Bayarat, al-Dawah, al-Dhakira, al-Abyad và mỏ dầu Hiyan ở phía tây; dãy núi Jaza, Làng Dhakara và mỏ dầu Al-Mahr ở phía Bắc; dãy núi Jabal Al-Hayal nằm ở phía nam của thành phố…

nga vo thua o palmyra kich ban tha ga ra cao

Palmyra khó thủ nhưng nó được bảo vệ bởi nhiều cứ điểm xung quanh

Ngoài ra, nếu lần này quân đội Syria để mất sân bay quân sự T4, IS sẽ có thêm một cứ điểm ngoại vi của Palmyra để lập thế ỷ giốc, sẵn sàng đánh tạt sườn quân đội Syria tham gia tái chiếm thành cổ và chặn các con đường tiếp viện từ thị trấn al-Qaryatain lên.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Thư cảm ơn của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng

Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

“Gác lễ", bảo vệ bình yên cho quê hương

Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Xây dựng lực lượng vũ trang đảm bảo “tinh - gọn - mạnh”

Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Trận đầu thắng Mỹ - ký ức người trong cuộc

Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Đảng ta

Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Tác nghiệp giữa lằn ranh sinh tử

Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Mãn nhãn buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước

Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Tự hào người lính Sư đoàn Sông Lam

Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.