Các cơ quan vũ trụ của Mỹ, Trung Quốc, Nga và Ấn Độ coi sự xuất hiện của nước đóng băng trên Mặt Trăng là chìa khóa để con người có thể tồn tại trên đó và thực hiện các sứ mệnh tiềm năng tới Sao Hỏa.
Vị trí các tàu thám hiểm của các nước nhằm hạ cánh xuống cực nam của Mặt Trăng (chấm màu xanh: Mỹ; chấm màu đỏ: Liên Xô; chấm màu vàng: Trung Quốc và chấm màu hồng: Ấn Độ). Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ Ấn Độ (ISRO) đã xác nhận tàu đổ bộ Chandrayaan-3 đã hạ cánh mềm thành công xuống bề mặt Mặt Trăng, một sứ mệnh có thể thúc đẩy tham vọng không gian của Ấn Độ và mở rộng hiểu biết về nguồn nước đóng băng trên đó, có khả năng là một trong những tài nguyên quý giá nhất của Mặt Trăng.
Việc hạ cánh thành công của Chandrayaan-3 đã đưa Ấn Độ trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới từng đưa tàu đáp xuống Mặt Trăng cùng với Mỹ, Trung Quốc và Liên Xô trước đây.
Ngay từ những năm 1960, trước chuyến hạ cánh đầu tiên của tàu Apollo, các nhà khoa học đã suy đoán rằng nước có thể tồn tại trên Mặt Trăng. Các mẫu vật mà phi hành đoàn Apollo mang về Trái Đất để phân tích vào cuối những năm 1960 và đầu những năm 1970 dường như đã khô.
Năm 2008, các nhà nghiên cứu của Đại học Brown đã phân tích lại các mẫu vật từ Mặt Trăng đó bằng công nghệ mới và tìm thấy hydro bên trong những hạt nhỏ thủy tinh núi lửa. Năm 2009, một thiết bị của NASA trên tàu thăm dò Chandrayaan-1 của ISRO đã phát hiện thấy nước trên bề mặt Mặt Trăng.
Cùng năm đó, một tàu thăm dò khác của NASA hạ cánh xuống cực nam của Mặt Trăng đã tìm thấy nước đóng băng bên dưới bề mặt mặt trăng. Một sứ mệnh trước đó của NASA, Tàu thám hiểm Mặt Trăng 1998, đã tìm thấy bằng chứng cho thấy nơi tập trung nhiều băng nước nhất là ở các miệng hố bị che khuất ở cực nam.
Các nhà khoa học quan tâm đến các túi băng nước cổ vì chúng có thể cung cấp hồ sơ về núi lửa cũng như nguồn gốc của các đại dương trên Mặt Trăng. Nếu nước đá tồn tại đủ nhiều, nó có thể là nguồn nước uống cho hoạt động thám hiểm Mặt Trăng và có thể giúp làm mát thiết bị máy móc liên quan.
Nó cũng có thể được phân tách để sản xuất hydro làm nhiên liệu và oxy để thở, hỗ trợ các sứ mệnh khai thác trên Sao Hỏa hoặc Mặt Trăng.
Hiệp ước ngoài vũ trụ của Liên hợp quốc năm 1967 cấm bất kỳ quốc gia nào tuyên bố quyền sở hữu Mặt Trăng nhưng không có điều khoản nào ngăn cản các hoạt động thương mại ở đó. Một nỗ lực do Mỹ dẫn đầu nhằm thiết lập một bộ quy tắc cho việc khám phá Mặt Trăng và sử dụng các nguồn tài nguyên của nó, Hiệp định Artemis, có 27 bên ký kết. Trung Quốc và Nga chưa tham gia.
Trước đây cũng đã có những thất bại trong nỗ lực hạ cánh lên Mặt Trăng. Gần nhất, tàu thăm dò Luna-25 của Nga dự kiến hạ cánh xuống cực nam của Mặt Trăng trong tuần này nhưng đã mất kiểm soát khi tiếp cận và bị rơi hôm 20/8 vừa qua.
Cực nam của Mặt Trăng là nơi cách xa khu vực xích đạo và là đích đến của các sứ mệnh trước đây, trong đó có cả cuộc hạ cánh của phi hành đoàn Apollo. Nơi này có nhiều miệng núi lửa và rãnh sâu. ISRO cho biết sứ mệnh hạ cánh của Chandrayaan-3 đã thành công sau khi Ấn Độ thất bại vào năm 2019 lúc hạ cánh gần khu vực mà Chandrayaan-3 đã đáp xuống. Cả Mỹ và Trung Quốc cũng đều đã lên kế hoạch cho các sứ mệnh tới cực nam của Mặt Trăng.
Những chiến sỹ Điện Biên quê Hà Tĩnh năm xưa giờ đây đã ở tuổi xưa nay hiếm nhưng ký ức về một thời hoa lửa ở miền Tây Bắc dường như vẫn vẹn nguyên trong tâm trí mỗi người.
Lần đầu tiên sải bước trong đội hình duyệt binh tại Quảng trường Đỏ (Moskva, Liên bang Nga), mỗi quân nhân Hà Tĩnh cảm nhận sâu sắc niềm vinh dự, tự hào khi đại diện cho Tổ quốc và Quân đội nhân dân Việt Nam trước bạn bè quốc tế.
Chiều tối 3-5 (giờ địa phương), tức rạng sáng 4-5, tại Quảng trường Đỏ ở thủ đô Moscow của Liên bang Nga đã diễn ra buổi sơ duyệt Lễ duyệt binh nhân kỷ niệm 80 năm Ngày chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9-5-1945 / 9-5-2025).
Thiếu tá quân nhân chuyên nghiệp Nguyễn Lâm Thành là lính thợ tay nghề cao, nhiều sáng kiến, luôn gắn bó với những “ông già thép” - xe thiết giáp BTR-152 của LLVT Hà Tĩnh.
Lễ đón đoàn diễn ra trang trọng, chu đáo thể hiện sự ghi nhận đối với công lao đóng góp của cán bộ, chiến sỹ Hà Tĩnh trong tham gia Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Nhân dịp tổ chức thành công diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), ngày 30/4, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã có thư cảm ơn. Trân trọng giới thiệu toàn văn bức thư này.
Cán bộ, chiến sỹ các đơn vị vũ trang ở Hà Tĩnh luôn đảm bảo sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ vùng trời, vùng biển, biên giới, đất liền để Nhân dân yên tâm vui lễ.
Sáng 30/4, những máy bay chiến đấu SU30MK2 hiện đại nhất Việt Nam có màn bắn gần 400 quả đạn nhiễu trên bầu trời TP Hồ Chí Minh, tạo nên khung cảnh vô cùng rực rỡ trong lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam.
Kỷ niệm 50 năm Chiến thắng 30/4 là dịp tiếp thêm niềm tin, khơi dậy tinh thần yêu nước, đoàn kết toàn dân tộc, tạo động lực mới để Việt Nam vững bước trên hành trình phát triển, hội nhập, xây dựng đất nước giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng.
Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử (từ ngày 26-30/4/1975) là chiến dịch quyết chiến chiến lược trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân ta, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Phát huy truyền thống quê hương cách mạng và khí thế thi đua “thần tốc - quyết thắng” chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, LLVT Hà Tĩnh tiếp tục phát triển theo hướng “tinh - gọn - mạnh”, có chất lượng tổng hợp tốt, sẵn sàng chiến đấu (SSCĐ) cao.
Mỗi dịp tháng Tư về, ngôi nhà của Đại úy Lê Văn Kiệm (SN 1945, xã Thạch Sơn, Thạch Hà, Hà Tĩnh) - cựu chiến binh Tiểu đoàn 8 pháo cao xạ Bình Hà lại trở thành điểm hẹn của biết bao đồng đội.
Thời gian tới, Đảng ủy Quân sự tỉnh Hà Tĩnh sẽ tiếp tục học tập, quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 05 và các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên.
Chiến dịch Huế - Đà Nẵng (từ ngày 21-29/3/1975) là một trong 3 chiến dịch lớn của quân Việt Nam trong Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975. Thắng lợi của chiến dịch có ý nghĩa chiến lược, góp phần nhanh chóng giải phóng Sài Gòn và hoàn toàn miền Nam.
Kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước, ngày 30/4 tới đây, tại TP HCM sẽ diễn ra lễ diễu binh, diễu hành cấp quốc gia. Nhiều người băn khoăn diễu binh, diễu hành là gì? Diễu binh và duyệt binh khác nhau như thế nào?
Thắng lợi hoàn toàn và trọn vẹn của cuộc chiến 20 năm chống đế quốc Mỹ bằng Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là kết tinh ý chí, sức mạnh, truyền thống oanh liệt giữ nước của toàn dân tộc. Đặc biệt là nghệ thuật chỉ đạo chiến tranh nhân dân tài tình, linh hoạt của Đảng ta, làm nên sức mạnh tổng hợp để chiến thắng mọi kẻ thù hùng mạnh và tàn bạo nhất trong lịch sử.
Mô hình “Gắn kết và đồng hành” giúp Trung đoàn 841 (Bộ CHQS tỉnh) phối hợp chặt chẽ với gia đình và địa phương quản lý, giáo dục, rèn luyện chiến sĩ trẻ tốt hơn.
Cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975 diễn ra trong gần hai tháng, qua 3 chiến dịch. Trong đó, chiến dịch Tây Nguyên là chiến dịch mở đầu cũng là đòn đột phá chiến lược.
Gần nửa thế kỷ trôi qua, ký ức về những ngày tháng cầm máy ảnh tác nghiệp trong mưa bom bão đạn, vượt biên giới sang nước bạn Lào để “vào hang bắt cọp” vẫn còn in đậm trong tâm trí người phóng viên chiến trường - nhà báo, thiếu tá Trương Quang Hường (TP Hà Tĩnh).
Sáng 27/4, buổi tổng duyệt lễ diễu binh, diễu hành kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đã diễn ra trên đường Lê Duẩn (Quận 1, TP Hồ Chí Minh). Sự kiện quy tụ khoảng 13.000 người thuộc 48 khối, đại diện cho các lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, trí thức, thanh niên và các tổ chức đoàn thể.
Lãnh đạo TP Hà Tĩnh tin tưởng, các cựu chiến binh, cựu thanh niên xung phong tiếp tục phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ, xây dựng quê hương phát triển trong thời kỳ mới.
Nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, sáng 24/4, UBND tỉnh Hà Tĩnh tổ chức hội nghị gặp mặt đại biểu cựu chiến binh, cựu TNXP tiêu biểu tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh Võ Trọng Hải bày tỏ sự tri ân sâu sắc đối với công lao và sự hy sinh to lớn của các CCB, cựu TNXP cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.
Đợt thi đua cao điểm “Thần tốc - Quyết thắng” chào mừng 50 năm thống nhất non sông được LLVT Hà Tĩnh cụ thể hóa bằng những thành tích mới, đỉnh cao mới trong thực hiện nhiệm vụ.
Vinh dự là những người lính trực tiếp chiến đấu giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tiếp quản chính quyền sau ngày giải phóng, những người lính của Sư đoàn Sông Lam năm xưa luôn mang trong mình niềm tự hào.
Trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sỹ, cán bộ, chiến sỹ LLVT tỉnh Hà Tĩnh nguyện hứa sẽ tiếp tục phấn đấu để xứng đáng là lực lượng trung thành, tin cậy của Đảng, chính quyền và Nhân dân.
50 năm giải phóng miền Nam: Sáng 22/4, các biên đội trực thăng, tiêm kích Su30-MK2 hợp luyện thả cờ Đảng và cờ Tổ quốc, bay đội hình, chao lượn trên bầu trời trung tâm TP.HCM.
Thời gian qua, những người lính ở Đồn Biên phòng Hương Quang (BĐBP Hà Tĩnh) luôn nỗ lực, quyết tâm để bảo vệ tuyến biên giới vững chắc và xây dựng một miền biên viễn giàu đẹp.
Trong quý I/2025, các lực lượng chức năng trên địa bàn Hà Tĩnh đã bắt giữ và xử lý 253 vụ buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả; giảm 143% so với cùng kỳ năm 2024.