Bộ binh Mỹ sẵn sàng cho cuộc chiến chia bánh Bắc Cực

Để bảo vệ miếng bánh Bắc Cực, cùng với lực lượng đổ bộ đường không, Không quân và Hải quân Mỹ đều đồng loạt tập trận quy mô lớn.

Hôm 22/2, lực lượng đổ bộ đường không Mỹ đã tham gia một bài tập trận quy mô lớn ở khu vực Alaska, nơi có nhiệt độ xuống tới - 40 độ C. Cuộc tập trận mang tên Spartan Pegasus 2017 đã huy động lính dù từ nhiều đơn vị đóng tại Alaska.

Trong hoạt động này, lính dù Mỹ đổ bộ từ máy bay vận tải C-17 Globemaster III xuống môi trường băng tuyết có nhiệt độ xuống tới – 40 độ C và phải làm nhiệm vụ tìm kiếm và sửa chữa một vệ tinh bị bắn hạ.

Cùng với chiến đấu, binh sĩ Mỹ còn phải học kỹ năng sinh tồn trong cuộc tập trận tại nơi có khí hậu khắc nghiệt này. Việc tập chiến đấu trong môi trường giá lạnh đang ngày càng được Mỹ chú trọng, điều này đến cùng với thời điểm nước này đang ngày càng chú ý hơn tới các lợi ích quốc gia tại Bắc Cực, nơi có vai trò địa chính trị và kinh tế to lớn sau sự nóng lên của Trái đất.

bo binh my san sang cho cuoc chien chia banh bac cuc

Mỹ tập trận tại Alaska.

Được biết, ngay trước khi cuộc tập trận này diễn ra, Không quân Mỹ đã quyết định căn cứ không quân Eielson ở Alaska sẽ là đơn vị thứ 2 được ưu tiên triển khai tiêm kích F-35A sau căn cứ không quân Hill, bang Utah. Nói về kế hoạch triển khai này, bà Ann Stefanek, phát ngôn viên Không quân Mỹ cho biết họ đã nhắm đến rất nhiều căn cứ khác nhau ở cả Mỹ lẫn nước ngoài, tuy nhiên, Eielson là sự lựa chọn cuối cùng.

Theo bà Ann Stefanek, căn cứ Eielson sẽ nhận được 2 phi đội chiến đấu cơ F-35A nhằm củng cố sức mạnh cho phi đội chiến đấu cơ F-16 đang triển khai tại đây. Hiện một số hạng mục tại căn cứ này đang được nâng cấp để có thể tiếp nhận được F-35 và đến năm 2020, những chếc F-35A đầu tiên sẽ được có mặt tại Eielson.

Được biết, căn cứ không quân tại Alaska nằm gần với trung tâm huấn luyện tập trung Alaska (JPARC) rộng 100.000 km2 nên các máy bay sẽ có một khu vực rộng lớn để tập luyện.

Ngay trước khi công khai kế hoạch triển khai F-35A đến Alaska, hạm đội tàu ngầm hạt nhân Mỹ cũng đã khởi động cuộc diễn tập quy mô lớn mang tên ICEX tại Bắc Cực, Phó đô đốc Joseph Tofalo, Tư lệnh của Lực lượng Tàu ngầm hạt nhân của Hải quân Mỹ cho biết:

“ICEX cho phép chúng ta tập dượt năng lực sẵn sàng tác chiến tại Bắc Cực, tăng thêm kinh nghiệm ở khu vực…và nâng cao hiểu biết của chúng ta về môi trường Bắc Cực”. Theo nội dung cuộc diễn tập, một doanh trại tạm thời được thiết lập trên bề mặt của một tảng băng trôi, nhằm duy trì sự sẵn sàng của lực lượng tàu ngầm và hỗ trợ các mục tiêu và sáng kiến Bắc Cực.

Trong khi đó, một nội dung khác của cuộc diễn tập ICEX là tìm cách phát hiện và giấu các tàu ngầm đối phương trong điều kiện thay đổi của Bắc Cực hiện nay. Ngoài ra hồi cuối năm 2016, Tổng thống Mỹ cũng đã ký sắc lệnh No 66 về an ninh quốc gia Mỹ. Trong sắc lệnh này có đoạn:

"Mỹ có các lợi ích rộng rãi, cơ bản tại khu vực Vùng cực và Mỹ sẵn sàng hành động độc lập hoặc phối hợp với các quốc gia khác để đảm bảo an toàn cho các lợi ích đó. Một nhóm trong số các lợi ích đó là: triển khai hệ thống lá chắn tên lửa và hệ thống cảnh báo sớm; triển khai các hệ thống trên biển và trên không phục vụ vận chuyển chiến lược trên biển, kiềm chế chiến lược, tăng cường sự hiện diện trên các biển và tiến hành các chiến dịch đảm bảo an ninh biển cũng như đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không trên khu vực lãnh thổ này”.

Sắc lệnh này cũng quy định rõ nhiệm vụ: “Đảm bảo tính cơ động toàn cầu cho các tàu và máy bay kể cả dân sự và quân sự Mỹ trên toàn bộ khu vực Vùng cực…, cũng như đảm bảo khả năng cơ động toàn cầu cho lực lượng vũ trang Mỹ trên toàn thế giới.

Điều đó sẽ đảm bảo các quyền chủ quyền của Mỹ đối với một loạt khu vực duyên hải rộng lớn cùng các nguồn tài nguyên thiên nhiên có ở đó”. Đó là các văn bản, còn thực lực thì hiện nay, chỉ riêng tại Alaska, Mỹ đã có 3 căn cứ lục quân và 3 căn cứ không quân, một số các căn cứ bảo vệ duyên hải với tổng quân số lên đến 24.000 người.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.