Các giáo viên, nhân viên y tế ký hợp đồng trước 2015 có thể được tuyển dụng đặc biệt, theo ý kiến chỉ đạo của Bộ Chính trị.
Không chỉ giáo viên Sóc Sơn, mà các giáo viên trên toàn quốc đã ký hợp đồng trước 2015 sẽ thuộc diện được xét tuyển đặc biệt. Ảnh Lê Duy
Trong buổi tập huấn với các Sở Nội vụ và những người làm công tác cán bộ toàn quốc ngày 15.8, nhiều địa phương đã có kiến nghị với Bộ Nội vụ về việc chấm dứt sử dụng lao động hợp đồng làm công tác chuyên môn nghiệp vụ.
Theo đại diện Sở Nội vụ TP.Hồ Chí Minh, ảnh hưởng lớn nhất của quy định này là y tế và giáo dục, khi lượng giáo viên và nhân viên y tế làm hợp đồng khá nhiều, và nếu chấm dứt thì sẽ thiếu nhân lực trầm trọng. Do đó, Thành phố đã kiến nghị Bộ có lộ trình để từ từ chấm dứt việc này, bởi vì không thể đùng một cái cho học sinh nghỉ học vì không có giáo viên.
Các địa phương như Sóc Trăng cũng đã có kiến nghị tương tự.
Phúc đáp kiến nghị này, ông Trương Hải Long, Vụ trưởng Vụ Công chức - Viên chức (Bộ Nội vụ), cho biết theo tinh thần chung, chỉ đạo của Thủ tướng cũng phải đảm bảo nhân lực cho trường lớp và bệnh viện.
Theo ông Long, Bộ Chính trị có Thông báo số 9028 giao Bộ Nội vụ phối hợp với Bộ GD-ĐT và Bộ Y tế rà soát, khắc phục việc thiếu giáo viên, nhân viên y tế và giải quyết dứt điểm hợp đồng với giáo viên.
“Bộ Chính trị đã cho chủ trương xét tuyển đặc cách với trường hợp giáo viên đã ký hợp đồng trong chỉ tiêu trước năm 2015. Sau đó, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo và báo cáo lại Thủ tướng trước khi thực hiện. Tinh thần là các địa phương được cho phép tuyển đặc cách với giáo viên hợp đồng trước 2015 mà theo Nghị định 161 thì chưa xử lý được (những đối tượng trên không thuộc điện đặc cách theo nghị định này), nên phải báo cáo lại để tháo gỡ, giải quyết dứt điểm việc ký hợp đồng trong chỉ tiêu biên chế với khối giáo dục và y tế”, theo ông Long.
Việc có tuyển dụng đặc cách với các giáo viên hợp đồng hay không cũng đã gây ồn ào mấy tháng qua tại Hà Nội. Sau khi tập thể hơn 250 giáo viên hợp đồng ở Sóc Sơn đồng loạt kiến nghị được xét tuyển thay vì thi tuyển vì sợ trượt ngoại ngữ và tin học, Hà Nội đã quyết định xét tuyển với các đối tượng này dù trước đó đã đăng thông báo thi tuyển rộng rãi.
Tuy UBND thành phố đã có chỉ đạo, nhưng do so sánh với Nghị định 161 thì giáo viên không thuộc diện xét tuyển đặc cách, nên các huyện vẫn tiếp tục thông báo việc thi tuyển theo tinh thần quy định chung.
Việc làm này tiếp tục gây ồn ào khi các giáo viên một lần nữa có đơn kiến nghị và cho rằng các huyện đã chống lệnh của Chủ tịch TP (dù các huyện đã làm hoàn toàn đúng theo quy định của Nghị định 161).
Như vậy, với thông tin mới được ông Long tiết lộ, không chỉ các giáo viên, nhân viên y tế ở Hà Nội được hưởng quyền lợi này, mà sẽ là trên phạm vi cả nước.
Trong những ngày đầu ra quân, BHXH tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện khảo sát được 39,06% số phiếu được giao, các mẫu phiếu thu về đều đảm bảo tính khách quan, trung thực.
Luật Đất đai năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/8 năm nay quy định 6 trường hợp Nhà nước thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) đã cấp cho người dân.
Bỏ quy định ghi hình cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ; tăng trợ cấp quân nhân xuất ngũ; nới điều kiện xây trường là những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 11.
Để giảm nghèo hiệu quả, bền vững, huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) xác định việc hỗ trợ phải dựa trên nhu cầu của người dân và tiềm năng, lợi thế của địa phương khi triển khai các dự án.
Đa dạng hỗ trợ các mô hình sinh kế, đẩy mạnh đào tạo nghề..., huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) đang thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên xóa nghèo.
Thời gian qua, Ủy ban MTTQ Hương Sơn (Hà Tĩnh) đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ các địa phương giảm nghèo nên tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn giảm mạnh.
Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Trần Đình Liệu trao đổi với báo chí về Kế hoạch khảo sát, đánh giá sự hài lòng của cá nhân, tổ chức và DN đối với sự phục vụ của ngành BHXH Việt Nam năm 2024.
Tại buổi đối thoại, đại biểu đã gửi tới người đứng đầu huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) 29 câu hỏi liên quan đến lĩnh vực chính sách, nông nghiệp, xây dựng NTM…
Huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) đã và đang thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án hỗ trợ sinh kế, góp phần mang lại niềm tin, động lực cho các hộ nghèo trên địa bàn.
Huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vận động ít nhất mỗi người một ngày công ủng hộ quỹ “Vì người nghèo” để xây dựng nhà đại đoàn kết, tặng quà, hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo năm 2024.
Các địa phương trên địa bàn Hà Tĩnh đang tập trung rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2024 một cách bài bản, chặt chẽ, công khai, minh bạch, bảo đảm đúng người, đúng đối tượng.
Chương trình tập huấn nhằm cung cấp kỹ năng và kiến thức cho cán bộ làm công tác giảm nghèo cơ sở, góp phần triển khai có hiệu quả kế hoạch giảm nghèo ở Hương Khê (Hà Tĩnh).
Việc kịp thời sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 97/2022/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh về một số chính sách hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường được kỳ vọng sẽ nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong triển khai hoạt động bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2025.
Thời gian qua, TX Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) triển khai hiệu quả các chính sách, giải pháp giảm nghèo bền vững, qua đó, giúp hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập.
Hà Tĩnh đã đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về các chính sách giảm nghèo góp phần giúp người nghèo tiếp cận các hình thức hỗ trợ, chủ động vươn lên thoát nghèo.
Hơn 36 tỷ đồng từ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội huyện đã giúp nhiều gia đình ở Tùng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) hiện thực hóa giấc mơ đổi thay cuộc sống.
Hội nghị tập huấn sử dụng phần mềm “Cơ sở dữ liệu người có công với cách mạng” giúp cán bộ ngành LĐ-TB&XH Hà Tĩnh giải quyết thủ tục hành chính liên thông đầy đủ, kịp thời và chính xác.
Nhiều ý kiến xác đáng đã được đại biểu Hà Tĩnh kiến nghị, đề xuất vào dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế để Quốc hội xem xét trong kỳ họp sắp tới.
Hội nghị tập huấn và đối thoại góp phần giải quyết kịp thời những vướng mắc về thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng ở huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh).
Dù mới ra đời nhưng mô hình CLB nông dân hướng tới có lương hưu ở Hương Khê (Hà Tĩnh) đã phát huy hiệu quả, góp phần lan tỏa chính sách BHXH đến tận đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Dự án đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) thực sự là điểm tựa giúp các hộ nghèo cải thiện cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững.
Quy định khai thác nhà, đất là tài sản công không sử dụng để ở; quy định về hành nghề công tác xã hội; sửa đổi quy định mới về quản lý tài sản công là một số chính sách mới có hiệu lực trong tháng 10.
Cử tri huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đề xuất, kiến nghị nhiều nội dung đến phát triển nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt là đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất...