Bộ GD&ĐT khuyến khích các địa phương tăng cường dạy học trực tuyến để ứng phó dịch Covid-19

(Baohatinh.vn) - Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh: Các địa phương cần chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học ứng phó với dịch Covid-19; tăng cường các hình thức dạy học trực tuyến, dạy học qua internet và trên truyền hình.

Sáng 2/2, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến với 63 tỉnh, thành sơ kết học kỳ I bậc tiểu học, triển khai nhiệm vụ thời gian tới. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học Thái Văn Tài chủ trì hội nghị

Bộ GD&ĐT khuyến khích các địa phương tăng cường dạy học trực tuyến để ứng phó dịch Covid-19

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học Thái Văn Tài chủ trì hội nghị.

Học kỳ I năm học 2020-2021 diễn ra trong bối cảnh đặc biệt khi giáo dục cả nước vừa nghiêm túc thực hiện công tác phòng dịch vừa thực hiện kế hoạch dạy học. Đây cũng là năm đầu tiên triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 1.

Bộ GD&ĐT khuyến khích các địa phương tăng cường dạy học trực tuyến để ứng phó dịch Covid-19

Các đại biểu tham gia hội nghị trực tuyến điểm cầu Hà Tĩnh.

Với việc triển khai thực hiện bài bản, các nhà trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình lớp 1 phù hợp với điều kiện thực tiễn. Giáo viên dạy lớp 1 đã bước đầu áp dụng được các phương pháp, kỹ thuật dạy học theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Nền nếp dạy học đã bước đầu ổn định, tạo được sự chủ động, tự tin trong học tập cho học sinh lớp 1 đối với hầu hết các môn học, hoạt động giáo dục theo chương trình, sách giáo khoa mới. Bộ cũng đã chỉ đạo kịp thời việc điều chỉnh một số nội dung không phù hợp trong sách giáo khoa tiếng Việt 1.

Song song với việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới ở lớp 1, giáo viên ở các khối lớp cấp tiểu học tiếp tục đổi mới hình thức tổ chức, phương pháp dạy học và hình thức tổ chức, phương pháp đánh giá học sinh; chuyển từ truyền thụ kiến thức sang tổ chức hoạt động học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Tiếp tục đổi mới đánh giá học sinh; nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ.

Bộ GD&ĐT khuyến khích các địa phương tăng cường dạy học trực tuyến để ứng phó dịch Covid-19

Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Tĩnh Nguyễn Quốc Anh: Tại Hà Tĩnh, chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 1 được triển khai bài bản tại 851 lớp 1. Hà Tĩnh cũng đã lựa chọn cả 5 bộ sách được bộ GD&ĐT phê duyệt, trong đó gần 60% trường học lựa chọn bộ sách Cánh Diều. Hà Tĩnh đã đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, lựa chọn kỹ càng đội ngũ giáo viên giảng dạy lớp 1. Tỉnh cũng đã cho cơ chế tuyển dụng giáo viên đảm bảo đủ tỷ lệ 1,5 giáo viên/lớp. Đến thời điểm hiện tại, việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới ở Hà Tĩnh đã được thực hiện hiệu quả.

Tại hội nghị, nhiều đại biểu cũng đã chia sẻ kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Để thực hiện lộ trình chương trình phổ thông 2018, các đại biểu cũng đề nghị, ngoài việc tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, Bộ sớm triển khai hướng dẫn việc lựa chọn sách, tăng cường công tác bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ cán bộ, giáo viên ở các trường học.

Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh: Học kỳ II năm học 2020-2021 diễn ra trong bối cảnh tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, vì thế các địa phương tuyệt đối không được chủ quan. Cần tăng cường thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là thực hiện tốt thông điệp “5K” của Bộ Y tế.

Các địa phương cần căn cứ hướng dẫn của Bộ GD&ĐT chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học bảo đảm hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học phù hợp với diễn biến tình hình dịch bệnh xảy ra tại các địa phương. Tăng cường các hình thức dạy học trực tuyến, dạy học qua internet và trên truyền hình.

Bộ GD&ĐT khuyến khích các địa phương tăng cường dạy học trực tuyến để ứng phó dịch Covid-19

Tiếp tục tăng cường hình thức dạy học trực tuyến để đảm bảo an toàn trong tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp

Thứ trưởng Bộ GD&ĐT nhấn mạnh: Để triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình, các địa phương tiếp tục tập trung mọi ưu tiên cho học sinh lớp 1 để tạo nền tảng vững chắc cho các lớp tiếp theo.

Cùng với đó, các nhà trường cần chủ động chuẩn bị các điều kiện đảm bảo triển khai thực hiện chương trình đối với lớp 2, chuẩn bị tâm thế cho học sinh lớp 5 sẵn sàng, tự tin học chương trình và sách giáo khoa lớp 6 theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 vào năm học 2021-2022.

Phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức hiệu quả giới thiệu sách giáo khoa lớp 2 và thực hiện tốt việc tham mưu UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 2 theo quy định.

Chủ đề Đổi mới giáo dục

Đọc thêm

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trường THCS Lê Văn Thiêm - 40 năm chắp cánh tri thức, kết nối tương lai

Trong suốt hành trình 40 năm phát triển, Trường Năng khiếu thị xã Hà Tĩnh xưa và Trường THCS Lê Văn Thiêm nay luôn là lá cờ đầu của ngành GD&ĐT tỉnh nhà. Không chỉ đảm đương sứ mệnh là “nôi” bồi dưỡng nhân tài, chắp cánh ước mơ cho các thế hệ học sinh, Trường THCS Lê Văn Thiêm đang bắt nhịp xu thế, phát triển mô hình trường học tiên tiến, năng động, từng bước hội nhập quốc tế.
Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Người thầy dành trọn tình yêu thương cho học trò

Hơn 17 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Trần Xuân Thắng (Trường THPT Cẩm Bình, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã dành trọn tình yêu thương cho học trò, chắp cánh cho các em bước tới tương lai.
“Cùng con học bài”

“Cùng con học bài”

Phong trào “Cùng con học bài” do Hội LHPN huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) triển khai không chỉ nhằm truyền đạt kiến thức mà còn là cơ hội để bố mẹ gắn kết hơn với con cái.
Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Mỗi năm, Hà Tĩnh đầu tư hàng trăm tỷ đồng nâng cấp, xây mới trường học

Thực hiện Đề án Xây dựng trường mầm non và phổ thông công lập đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương đặc biệt quan tâm triển khai thực hiện gắn với phong trào xây dựng NTM, đô thị văn minh. Mỗi năm các trường học đã được đầu tư hàng trăm tỷ đồng để củng cố, nâng cấp, xây mới.