Bộ Giao thông Vận tải: Không thu phí thủ công từ 1/6/2022

Bộ Giao thông vận tải yêu cầu các địa phương, đơn vị đẩy nhanh tiến độ dán thẻ thu phí điện tử không dừng.

Bộ Giao thông Vận tải vừa gửi văn bản yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam; Cục Đăng kiểm Việt Nam; Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam; các nhà cung cấp dịch vụ và nhà đầu tư BOT; các Sở Giao thông Vận tải tỉnh, thành phố triển khai Công điện số 155 ngày 22/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ triển khai dán thẻ định danh dịch vụ thu phí điện tử không dừng (thẻ ETC).

Bộ Giao thông Vận tải: Không thu phí thủ công từ 1/6/2022

Làn thu phí ETC trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. (Ảnh: Báo Đầu tư)

Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam rà soát, dán thẻ định danh toàn bộ các phương tiện ô tô thuộc phạm vi quản lý; vận động cán bộ công chức, viên chức, người lao động gương mẫu dán thẻ định danh đối với các phương tiện cá nhân để tham gia dịch vụ thu phí ETC, bảo đảm không sử dụng hình thức thu phí thủ công kể từ ngày 1/6/2022.

Bên cạnh đó, Tổng cục Đường bộ triển khai thí điểm chỉ thu phí ETC tại tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, phối hợp với Cục Cảnh sát giao thông phân luồng giao thông, xử lý các phương tiện đi sai làn thu phí ETC để khuyến khích các phương tiện dán thẻ; đồng thời đôn đốc các địa phương, nhà cung cấp dịch vụ đẩy nhanh tiến độ dán thẻ bảo đảm tiến độ theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Giao thông Vận tải giao Cục Đăng kiểm Việt Nam phối hợp với các nhà cung cấp dịch vụ, tuyên truyền, tổ chức dán thẻ định danh cho phương tiện tại các trạm đăng kiểm; đồng thời đồng bộ, chia sẻ dữ liệu các phương tiện với Tổng cục Đường bộ Việt Nam và các nhà cung cấp dịch vụ để hỗ trợ quá trình vận hành hệ thống thu phí ETC.

Cục Đăng kiểm Việt Nam thực hiện rà soát, dán thẻ định danh toàn bộ phương tiện ô tô thuộc phạm vi quản lý; vận động cán bộ công chức, viên chức, người lao động gương mẫu dán thẻ định danh đối với các phương tiện cá nhân để tham gia dịch vụ thu phí ETC, bảo đảm không sử dụng hình thức thu phí thủ công kể từ ngày 1/6/2022.

Liên quan đến các nhà cung cấp dịch vụ thu phí không dừng, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các đơn vị này tiếp tục rà soát, khắc phục triệt để tồn tại, bất cập trong quá trình vận hành hệ thống; làm rõ nguyên nhân, xử lý trách nhiệm cá nhân, đơn vị khi để xảy ra lỗi kỹ thuật, gây ùn tắc, khó khăn cho người và phương tiện tham gia giao thông.

Các nhà cung cấp dịch vụ mở rộng các điểm dịch vụ dán thẻ; tổ chức dán thẻ trực tiếp tại trụ sở các cơ quan, ban ngành, địa phương, các khu chung cư; công bố số điện thoại và địa chỉ liên hệ dán thẻ để tạo thuận tiện cho người sử dụng; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, hướng dẫn chủ phương tiện tham gia dịch vụ; cải thiện các phương thức kết nối, nạp tiền vào tài khoản giao thông, tạo thuận tiện cho người sử dụng.

Với các nhà đầu tư BOT, Bộ Giao thông Vận tải yêu cầu phối hợp, tạo điều kiện tối đa cho nhà cung cấp dịch vụ triển khai công tác dán thẻ tại các trạm thu phí; lắp đặt, vận hành hệ thống thu phí điện tử không dừng các làn thu phí còn lại bảo đảm tại mỗi chiều xe chạy chỉ duy trì 1 làn thu phí hỗn hợp và hoàn thành trong quý 1/2022.

Bộ Giao thông Vận tải giao Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) đẩy nhanh tiến độ triển khai thu phí ETC tại các tuyến cao tốc do VEC quản lý, bảo đảm hoàn thành công tác lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ thu phí trong quý 1/2022, lắp đặt và vận hành hệ thống trong quý 2/2022; phối hợp phân luồng, đảm bảo giao thông tại các trạm thu phí; tạo điều kiện tối đa cho nhà cung cấp dịch vụ triển khai công tác dán thẻ tại các trạm thu phí.

Thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho thấy, hiện mới có hơn 2,3 triệu trong tổng số gần 5 triệu phương tiện trên cả nước dán thẻ thu phí không dừng (ETC). Trong đó, lượng thẻ nạp tiền vào tài khoản để sử dụng dịch vụ đạt khoảng 65%.

Theo VTV

Đọc thêm

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

“Đi bão” - khi không còn là hiện tượng?

Thời gian gần đây, một số nhóm thanh thiếu niên tụ tập đi xe máy mang theo hung khí, lạng lách, đánh võng, rú ga trên một số tuyến đường ở Hà Tĩnh đã gióng lên hồi chuông báo động.
Hứa… không giữ lời hứa!

Hứa… không giữ lời hứa!

Lừa góp vốn đầu tư làm ăn rồi chiếm đoạt của một bị hại ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) số tiền 1,6 tỷ đồng, nhưng bị cáo Nguyễn Đức Hứa (trú tỉnh Bình Dương) vẫn quanh co chối tội.
Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Đội quân tiên phong trên mặt trận pháp lý

Nhiệm kỳ qua, Hội Luật gia Hà Tĩnh đã phát huy trí tuệ, trách nhiệm trong việc tích cực tham gia xây dựng chính sách pháp luật; góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu KT-XH, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
“Phông bạt” để lừa đảo

“Phông bạt” để lừa đảo

Không có chức quyền trong xã hội nhưng Tô Thị Vĩnh vẫn “phông bạt”, tự tạo cho mình một vỏ bọc hoàn hảo để lừa đảo, kết cục là bị Tòa án nhân dân tỉnh Hà Tĩnh tuyên 18 năm tù giam.