(Baohatinh.vn) - Cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp cơ sở ở Thạch Hà (Hà Tĩnh) được bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ để thực hiện hiệu quả chương trình MTQG giảm nghèo bền vững.
Sáng 24/6, tại xã Thạch Long, UBND huyện Thạch Hà tổ chức hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ cho hơn 200 đại biểu là những người làm công tác giảm nghèo trên địa bàn các xã Thạch Long, Thạch Sơn và thị trấn Thạch Hà.
Đại biểu dự hội nghị.
Tại hội nghị, đại diện Phòng LĐ&TB-XH huyện Thạch Hà đã giới thiệu về kế hoạch thực hiện các dự án, tiểu dự án chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững năm 2024; trong đó, đặc biệt nhấn mạnh về nội dung đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo.
Ông Nguyễn Trọng Thành - Trưởng phòng LĐ-TB&XH huyện Thạch Hà giới thiệu các chuyên đề tại hội nghị.
Ngoài ra, nhiều chính sách cũng được giới thiệu tại hội nghị như: một số chính sách hỗ trợ giảm nghèo như Nghị quyết số 111/2024/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; Nghị quyết số 122/2023/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Hà Tĩnh quy định nội dung, mức hỗ trợ, mức chi ngân sách Nhà nước, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục, tiêu chí lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án phát triển sản xuất thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2024-2025.
Học viên tham gia lớp tập huấn được tương tác, trao đổi về những khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn liên quan đến công tác giảm nghèo để hỗ trợ hướng dẫn giải pháp tháo gỡ.
Được biết, thời gian tới, huyện Thạch Hà sẽ tiếp tục mở các chương trình tập huấn tại những địa phương còn lại.
Chương trình tập huấn sẽ giúp cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp thôn, cấp xã trên địa bàn huyện Thạch Hà thực hiện tốt công tác rà soát, phân loại hộ nghèo, cận nghèo để có giải pháp trợ giúp cụ thể.
Bên cạnh đó, sử dụng có hiệu quả nguồn vốn từ chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; chú trọng nguồn lực xã hội hóa để đầu tư, hỗ trợ cho hộ nghèo có trọng tâm, trọng điểm; lồng ghép các chương trình kinh tế - xã hội với công tác giảm nghèo; đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động; thực hiện kịp thời, đầy đủ, đúng quy định các chính sách xã hội với người nghèo…
Không chỉ hoàn thành sớm việc xóa nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ người có công, thị xã Kỳ Anh (Hà Tĩnh) còn mở rộng đối tượng hỗ trợ cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn bằng nguồn xã hội hóa.
Còn chưa đầy nửa tháng để hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn toàn tỉnh, các địa phương, đơn vị ở Hà Tĩnh đang tập trung đẩy nhanh tiến độ, quyết tâm về đích trước ngày 19/5.
Chính sách mới hỗ trợ trẻ em vùng khó khăn, quy định mức phạt vi phạm hành chính, và giới hạn sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại TCTD Việt Nam... là những điểm mới trong các chính sách sẽ có hiệu lực từ 1/5.
Dịp kỉ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Vinamilk đã tổ chức nhiều hoạt động tri ân, thăm hỏi, tặng quà các cựu chiến binh, thương binh tại nhiều địa phương.
Đến ngày 28/4, TP Hà Tĩnh đã bàn giao 103 ngôi nhà (đạt 56%) cho các hộ thuộc diện được xây mới, sửa chữa theo Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát của Chính phủ.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh mong muốn các gia đình chính sách vượt lên khó khăn, động viên con cháu thực hiện có hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động.
Khoảng 1,6 triệu người đủ 75 tuổi và người nghèo, cận nghèo đủ 70 đến dưới 75 tuổi, không lương hưu dự kiến nhận trợ cấp hưu trí xã hội 500.000 đồng/tháng.
Hà Tĩnh có 48.550 đối tượng người có công với cách mạng được tặng quà trong đợt này với tổng số tiền hơn 24,2 tỷ đồng. Việc tặng quà sẽ được hoàn thành trước ngày 29/4/2025.
Mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng những lần điều chỉnh tiếp theo.
Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế được coi là một trong những nội dung quan trọng để đánh giá sự phát triển của KT-XH ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, 4 tháng đầu năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia BHYT ở nhiều địa phương giảm, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác an sinh xã hội cũng như các nhiệm vụ chính trị tại địa phương.
Lễ truy điệu và trao bằng Tổ quốc ghi công đối với liệt sỹ Nguyễn Doãn Bảy ở thôn Phượng Lĩnh, xã Kim Song Trường (Can Lộc, Hà Tĩnh) được tổ chức trang nghiêm, trọng thể.
Trao bằng “Tổ quốc ghi công” là sự ghi nhận những đóng góp của liệt sỹ Trần Văn Hoan ở thôn Vạn Phúc, xã Trường Sơn (Đức Thọ, Hà Tĩnh) trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Trao bằng “Tổ quốc ghi công” là sự ghi nhận những đóng góp của liệt sĩ Bùi Hữu Lý (xã Thuận Lộc, TX Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh) trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Hơn 38,2 tỷ đồng được trích từ nguồn dự phòng ngân sách năm 2025 hỗ trợ xây mới, cải tạo, sửa chữa 880 nhà ở cho người có công với cách mạng và thân nhân liệt sĩ ở Hà Tĩnh.
Theo BHXH Hà Tĩnh, trong danh sách này có 24 đơn vị tháng 3/2025 chưa nộp hoặc nộp một phần nhỏ giảm nợ, bổ sung thêm 6 đơn vị có số nợ lớn và thời gian nợ kéo dài
Những căn nhà mới đầu tiên từ chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát ở TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đã hoàn thành, là động lực cho các gia đình khó khăn vươn lên trong cuộc sống.
Bộ Tài chính ban hành Thông tư 12/2025/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2017/TT-BTC của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị, có hiệu lực thi hành từ ngày 4/5/2025.
TP Hà Tĩnh đã hoàn thành khởi công xây mới, sửa chữa 184/184 ngôi nhà thuộc chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, quyết tâm bàn giao cho người dân trước ngày 19/5 tới.
Huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) tiếp tục bám sát, triển khai nghiêm túc nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế để phấn đấu hoàn thành mục tiêu xóa nhà tạm, nhà dột nát đạt hiệu quả cao.
Bình luận
Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu