Brazil đình chỉ hoạt động thêm ba nhà máy chế biến thịt

Bộ nông nghiệp Brazil ngày 27-3 yêu cầu thêm ba nhà máy chế biến thịt ngừng sản xuất trong lúc tiếp tục điều tra về bê bối thịt bẩn và tham nhũng liên quan.

brazil dinh chi hoat dong them ba nha may che bien thit

Bộ trưởng nông nghiệp Brazil, ông Blairo Maggi phát biểu tại cuộc họp báo ở Brasilia, Brazil ngày 27-3 - Ảnh: Reuters

Theo hãng tin Reuters, như vậy với lệnh cấm mới đã có tổng cộng 6 đơn vị chế biến thịt của Brazil bị yêu cầu tạm ngừng hoạt động.

Cùng với đó là 21 nhà máy đang bị cảnh sát điều tra không được phép xuất khẩu hàng hóa, dù vậy họ vẫn có thể cung cấp sản phẩm cho thị trường trong nước.

Ba nhà máy bị tạm đình chỉ hoạt động đều ở bang Parana, tâm điểm của bê bối thịt bẩn. Đó là các cơ sở chế biến của Souza Ramos, Industria de Laticinios SSPMA và Fabrica de Farinha de Carnes Castro.

Bộ trưởng nông nghiệp Brazil, ông Blairo Maggi cho biết tới nay vẫn chưa phát hiện sản phẩm thịt nào có thể gây nguy hại cho sức khỏe người tiêu dùng ở Brazil cũng như ở nước ngoài.

Tuy nhiên tại một cuộc họp báo ông Blairo Maggi thừa nhận rằng Brazil đang rất chật vật để có thể khôi phục lại uy tín cũng như thị phần của họ với các sản phẩm thịt sau bê bối này.

Dẫu thế một tín hiệu lạc quan hơn với Brazil đã đến khi cuối tuần qua, ngày 25-3, Trung Quốc, nước nhập khẩu thịt lớn nhất của Brazil, cùng với Ai Cập và Chile đã quyết định gỡ bỏ lệnh cấm nhập khẩu với thịt của Brazil.

Ông Maggi cho biết ông hy vọng sẽ thuyết phục được Hong Kong, thị trường lớn thứ hai của Brazil, tiếp tục gỡ bỏ lệnh cấm này.

Theo tuoitre.vn

Đọc thêm

Bên trong bảo tàng xe hơi của Tổng thống Nga

Bên trong bảo tàng xe hơi của Tổng thống Nga

Khám phá hành trình lịch sử của những chiếc xe quyền lực nhất nước Nga tại Bảo tàng Garage Đặc biệt Moskva – nơi lưu giữ từ ô tô hoàng gia cổ điển đến siêu limousine Aurus hiện đại của Tổng thống Putin.
Gaza bên bờ vực thảm họa

Gaza bên bờ vực thảm họa

Giá thực phẩm tăng vọt, nguồn cung nhiều mặt hàng thiết yếu cạn kiệt, cùng tình trạng phong tỏa viện trợ đang đẩy Gaza đến bờ vực thảm họa nhân đạo tàn khốc.
WHO cắt giảm mạnh nhân sự

WHO cắt giảm mạnh nhân sự

WHO đối mặt khủng hoảng ngân sách nghiêm trọng do Mỹ cắt giảm viện trợ, buộc phải thu hẹp quy mô và cắt giảm nhân sự trên toàn cầu.