Cách nào để ngăn chặn “cát tặc” trên địa bàn Đức Thọ?

(Baohatinh.vn) - Thời gian gần đây, tình trạng khai thác cát trái phép trên địa bàn Đức Thọ (Hà Tĩnh) vẫn diễn ra khá phức tạp. Cùng với các lực lượng chức năng, Công an huyện Đức Thọ đang tập trung tuyên truyền, tăng cường tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm.

Cách nào để ngăn chặn “cát tặc” trên địa bàn Đức Thọ?

Công an Đức Thọ phát hiện, lập biên bản xử phạt chủ sà lan Nguyễn Quang Vịnh (SN 1977, ở xã Liên Minh, Đức Thọ) về hành vi khai thác cát trái phép trên sông La (tháng 9/2018).

Có mặt cùng tổ công tác của Công an huyện Đức Thọ đi tuần tra, kiểm soát chống khai thác cát trái phép trên địa bàn vào một sáng sớm hạ tuần tháng 9/2018, khi ca nô vừa chạy chưa đầy 20 phút, đến đoạn qua thôn Châu Trinh, xã Tùng Ảnh, đã phát hiện có 3 sà lan đang khai thác cát trái phép. Mới 5h, nhưng mỗi sà lan đã chất gần ½ diện tích khoang chứa. 3 chủ sà lan bị bắt quả tang, gồm: Nguyễn Quang Vịnh (SN 1977, ở xã Liên Minh, Đức Thọ); Lê Hồng Hải (SN 1967), Phạm Thanh Sơn (SN 1972), cùng trú tại xã Tùng Ảnh (Đức Thọ). Trên mỗi sà lan đã có 15-20 m3 cát. Cả 3 đều không xuất trình được giấy tờ liên quan đến hoạt động khai thác cát…

Cách nào để ngăn chặn “cát tặc” trên địa bàn Đức Thọ?

Một sà lan đang khai thác cát trái phép trên sông La bị lực lượng chức năng phát hiện từ xa (9/2018)

Thiếu tá Nguyễn Trường Thi - Phó Trưởng công an huyện Đức Thọ cho hay: “Một trong những phương thức hoạt động quen thuộc của “cát tặc” là lợi dụng thời điểm ban đêm và các khu vực hẻo lánh, nơi giáp ranh để hoạt động… Để đấu tranh, chúng tôi thường xuyên cử lực lượng bám nắm địa bàn, kiểm soát, mật phục vào các thời điểm, địa điểm mà đối tượng thường lợi dụng để khai thác cát trái phép, khi phát hiện rõ “mục tiêu” thì đột kích bất ngờ, không để các đối tượng vi phạm kịp trở tay, tháo chạy…

Cách nào để ngăn chặn “cát tặc” trên địa bàn Đức Thọ?

Lực lượng Cảnh sát giao thông đường thủy (Công an Hà Tĩnh) bắt quả tang một xà lan chứa đầy cát vừa hút ở sông La.

Tuy nhiên, tình trạng khai thác cát trên sông ở địa bàn Đức Thọ vẫn còn diễn biến khá phức tạp. Các lực lượng chức năng gặp không ít khó khăn vì tuyến sông chảy qua địa bàn dài, các đối tượng khai thác cát không chỉ là người địa phương mà còn có người ở ngoài huyện, ngoài tỉnh, thủ đoạn hết sức tinh vi. Một số đối tượng đã thiết kế bộ phận giảm thanh để giảm thiểu tiếng ồn trong lúc vận hành hút cát, hoạt động chủ yếu vào đêm tối và cử người canh gác…”.

Được biết, từ đầu năm đến nay, Công an huyện Đức Thọ đã phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện, xử lý trên 60 vụ khai thác cát trái phép trên địa bàn, xử phạt trên 250 triệu đồng. Nhiều phương tiện đã bị lập biên bản, tịch thu, tháo dỡ. Tính riêng từ ngày 15/8 đến nay, Công an Đức Thọ phát hiện, xử lý trên 15 vụ khai thác cát trái phép, đình chỉ 3 bến bãi không có hồ sơ, giấy phép hoạt động, xử phạt hàng chục triệu đồng…

Cách nào để ngăn chặn “cát tặc” trên địa bàn Đức Thọ?

Cảnh sát giao thông đường thủy (Công an Hà Tĩnh) hướng dẫn người dân ký cam kết không vi phạm ATGT đường thủy

“Hiện nay, ngoài việc tổ chức tuần tra, kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý các trường hợp vi phạm, chúng tôi còn thường xuyên phối hợp với cấp ủy, chính quyền các địa phương tăng cường tuyên truyền, giáo dục trong các tầng lớp nhân dân, nhất là đối với người dân sống ven các tuyến sông, nâng cao ý thức cảnh giác, tích cực tham gia phát hiện, đấu tranh, tố giác mọi hành vi khai thác cát trái phép. Quyết tâm kiềm chế, đẩy lùi tình trạng khai thác cát trái phép, đem lại sự bình yên cho các dòng sông và người dân sống quanh vùng” - Phó Trưởng công an huyện Đức Thọ, Nguyễn Trường Thi cho biết thêm.

Chủ đề Khai thác tài nguyên trái phép

Chủ đề Phòng chống tội phạm

Đọc thêm

Lời cảnh tỉnh từ một phiên tòa

Lời cảnh tỉnh từ một phiên tòa

Không chỉ là bài học riêng cho 3 bị cáo, phiên tòa mà TAND tỉnh Hà Tĩnh vừa mở còn là lời cảnh tỉnh cho những ai hám lợi để vận chuyển hàng hóa trái phép qua biên giới.
Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Đại học Huế

Khởi tố, bắt tạm giam Giám đốc Đại học Huế

Ông Lê Anh Phương, Giám đốc Đại học Huế bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn khi thi hành công vụ trong thời gian ông Phương làm Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế.