Cách nào để sắm tết tiết kiệm, tránh “thâm hụt ngân sách”?

(Baohatinh.vn) - Tết Nguyên đán, từ xưa đến nay luôn là một dịp mua sắm lớn. Thời gian gần đây, xu hướng tối giản, tiết kiệm trong dịp tết đang khá phổ biến.

Cách nào để sắm tết tiết kiệm, tránh “thâm hụt ngân sách”?

Chủ động mua sắm sớm là cách để tiết kiệm chi phí trong dịp tết

Hiện nay, xu hướng ngày tết chỉ chơi là chủ yếu nên các bà nội trợ cũng rất chú trọng đến việc cân đối “ngân sách” để chi tiêu hợp lý. Những ngày tết tối giản đã dần thay thế những lễ tiết rườm rà, lãng phí về thời gian và tiền bạc. Chính vì thế, nhiều gia đình chủ yếu thiên về mua sắm đồ trang trí như hoa, tranh, đèn mà ít thực phẩm. Tết tối giản vừa giúp tiết kiệm tiền bạc, vừa giúp chị em nội trợ được “giải phóng”.

Chị Nguyễn Thị Nga (phường Nguyễn Du, TP Hà Tĩnh) chia sẻ: “Để đón tết tiết kiệm, tôi đã lên kế hoạch mua sắm từ trước. Tôi dành một khoản để mua hoa, có thể là một cành đào hoặc một chậu quất và một lọ hoa để bàn. Chợ bây giờ người ta bán xuyên tết nên tôi cũng không mua quá nhiều thực phẩm, chỉ mua đủ để soạn mâm cỗ cúng giao thừa và một số nghi lễ khác. Trong trường hợp có khách thì tôi sẽ ra chợ, đắt một tý nhưng đồ tươi và đặc biệt là tránh việc cất trữ rồi lãng phí không dùng đến”.

Để tiết kiệm hơn trong dịp tết, cùng với việc lập ra danh mục những thứ cần mua, nhiều người dành thời gian tìm hiểu, “săn” hàng khuyến mãi. Cuối năm, các siêu thị, cửa hàng thường có các chương trình giảm giá để kích cầu. Mua hàng khuyến mãi là lựa chọn của rất nhiều người nhằm tiết kiệm chi phí.

Cách nào để sắm tết tiết kiệm, tránh “thâm hụt ngân sách”?

Thay vì những loại hoa nhập ngoại, đắt tiền, nhiều người lại lựa chọn các loại hoa phổ biến có mức giá vừa phải nhằm tạo nên một cái tết đơn giản, tiết kiệm.

Việc lên kế hoạch mua sắm cụ thể, chi tiết cũng là kinh nghiệm được nhiều chị em chia sẻ nhằm tránh “thâm hụt ngân sách”. Việc lập danh sách những thứ cần mua, số tiền cần chi, thời gian đi mua... sẽ giúp việc sắm tết dễ kiểm soát hơn. Có danh sách những thứ cần mua, cũng sẽ hạn chế phát sinh những khoản chi không cần thiết.

Chị Lê Thị Ngọc (Lộc Hà) cho biết: “Cuối năm, tôi thường lên thành phố để mua sắm. Những gian hàng khuyến mãi luôn là ưu tiên hàng đầu của tôi. Tuy nhiên, để tránh lãng phí, tôi thường lên sẵn danh mục những thứ cần mua và hạn chế tối đa những khoản phát sinh không đáng có”.

Kinh nghiệm mua sắm tiết kiệm trong dịp tết còn có cả “chiêu” mua hàng từ sớm. Rất nhiều người, nhờ chủ động được tiền nên đã tranh thủ mua sắm nhiều thứ trước tết cả tháng. Anh Trần Quốc Đạt (phường Trần Phú) cho biết: “Dịp tết, có rất nhiều mặt hàng sẽ lên giá, nhất là những mặt hàng trang trí nhà cửa, thế nên chúng tôi sẽ mua những vật dụng cần thiết từ sớm. Quần áo cho con, quà bánh cho người thân, đèn hoa trang trí là những thứ chúng tôi sẽ lần lượt mua sắm trước thời điểm cận tết. Như thế vừa tránh đông đúc, vừa không phải chịu “giá tết” vừa tha hồ lựa chọn”.

Cách nào để sắm tết tiết kiệm, tránh “thâm hụt ngân sách”?

Lê kế hoạch mua sắm chi tiết những thứ cần thiết cũng giúp người dân không lãng phí trong dịp tết

Cùng với việc lựa chọn mua sắm đồ mới, nhiều gia đình còn tận dụng đồ cũ để trang trí. Những gốc quất, gốc đào đem trồng ngoài vườn được các ông chồng lên chậu rồi đem vào nhà cùng gia chủ đón tết. Những bộ đèn led, đèn nháy từ năm ngoái lại được mang ra tận dụng làm đồ trang trí. Trong khi đó, chị em nội trợ cũng giúp gia đình tiết kiệm chi phí bằng cách tranh thủ tự làm đồ ăn. Từ mứt dừa, mứt gừng, bò khô, giò xào, khô gà lá chanh… đều có thể tự làm để tiếp đãi bạn bè trong dịp tết.

Để tiết kiệm trong dịp tết, ngoài việc chủ động về tài chính, thời gian, mỗi người nên tự lên kế hoạch mua sắm cho gia đình. Đặc biệt, phải luôn trau dồi kỹ năng để trở thành những khách hàng thông minh, tránh bị “dụ dỗ” bởi những chiêu tiếp thị trong những ngày tết.

Chủ đề LỄ HỘI XUÂN QUÝ MÃO 2023

Đọc thêm

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Bán "hàng Nhật bãi", liệu có cần quản lý?

Được giới thiệu có nguồn gốc từ Nhật Bản, các sản phẩm hàng hóa đã cũ kỹ vẫn được nhiều người dân Hà Tĩnh mua và sử dụng. Vậy, việc kinh doanh loại hàng này liệu có hợp pháp?
Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Nguy hiểm khi qua cầu không có lan can

Cầu số 2 và cầu số 3 bắc qua sông Sóc thuộc xã Nam Phúc Thăng (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) hiện đã hư hỏng và không có lan can, khiến nhiều người di chuyển qua đây bị rơi xuống sông.
Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Cần phát quang cây bụi bên bờ kênh Vách Nam

Kênh Vách Nam có nhiệm vụ tiêu thoát lũ cho một số vùng của thị trấn Thạch Hà và các xã: Thạch Ngọc, Việt Tiến (Thạch Hà, Hà Tĩnh), tuy vậy, việc phát quang, dọn dẹp cây bụi hai bên kênh lại chưa được chú trọng.
Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cần sớm sửa chữa cầu Cơn Gáo ở Kỳ Hoa

Cầu Cơn Gáo thuộc xã Kỳ Hoa (TX Kỳ Anh, Hà Tĩnh) có vai trò rất quan trọng trong việc triển khai các giải pháp đảm bảo an toàn hồ chứa nước thượng nguồn Sông Trí vào mỗi mùa mưa lũ.
Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Thiếu nước sạch bên... nhà máy nước!

Dù trên địa bàn có nhà máy nước sạch song nhiều năm qua, rất nhiều hộ dân ở xã Tiến Lộc cũ, nay là thị trấn Nghèn (Can Lộc, Hà Tĩnh) lại rơi vào tình trạng thiếu nước sạch!
"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

"Vô tư" đi ngược chiều trên quốc lộ 1!

Khi điểm mở dải phân cách trên quốc lộ 1 thuộc địa phận huyện Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) lắp thêm rào chắn, nhiều người chọn đi ngược chiều nên tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.