Cách phân biệt “dương tính giả” khi tự làm test nhanh COVID-19 tại nhà

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, điều quan trọng khi thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 là bạn phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và lựa chọn loại test nhanh được cấp phép bởi các cơ quan y tế.

Test nhanh COVID-19 hiện là phương pháp xét nghiệm dễ thực hiện và nhanh nhất để phát hiện liệu bạn có bị nhiễm virus SARS-CoV-2 hay không, từ đó đưa ra những xử trí để tránh lây lan cộng đồng. Tuy nhiên, thực tế đôi khi test nhanh COVID-19 có thể gây ra kết quả dương tính giả.

Cách phân biệt “dương tính giả” khi tự làm test nhanh COVID-19 tại nhà

Vị trí lấy mẫu, điều kiện bảo quản mẫu có thể tác động đến kết quả dương tính giả. Ảnh minh họa

Thông thường, khi test nhanh nếu hiển thị cả 2 vạch bên cạnh chữ C và chữ T thì đó là dương tính, còn nếu chỉ hiển thị 1 vạch bên cạnh chữ C, thì là âm tính.

Trong nhiều trường hợp, vạch chữ T hiển thị mờ nhạt, không rõ ràng, điều này khó để xác định kết quả chính xác hay không.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, điều quan trọng khi thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 là bạn phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất và lựa chọn loại test nhanh được cấp phép bởi các cơ quan y tế.

Người dùng kit test cần chú ý đến khung thời gian đọc kết quả. Thời gian đọc xét nghiệm có thể khác nhau giữa các loại kit xét nghiệm nhanh. Cần đọc kết quả xét nghiệm trong khung thời gian quy định của bộ kit test bạn sử dụng, nếu hai vạch xuất hiện sau khung thời gian đó, rất có thể là dương tính giả.

Ngoài ra, còn có các yếu tố khác gây tác động đến kết quả dương tính giả bao gồm: vị trí lấy mẫu, điều kiện bảo quản mẫu bệnh phẩm, thời gian từ lúc bệnh khởi phát đến khi lấy mẫu, người bệnh có triệu chứng hay không triệu chứng và nồng độ virus trong mẫu bệnh phẩm ảnh hưởng đến độ nhạy của xét nghiệm nhanh kháng nguyên COVID-19.

4 việc cần làm để tránh dương tính giả khi test nhanh COVID-19:

Để giảm nguy cơ dương tính giả, bạn cần phải làm những điều sau trước khi thực hiện test nhanh COVID-19:

1. Rửa tay thật sạch

2. Xì mũi, tránh để mũi có quá nhiều dịch mũi

3. Tránh ăn hoặc uống một thời gian ngắn trước đó

4. Làm đúng theo hướng dẫn được ghi trên bao bì của bộ test nhanh.

Theo SK&ĐS

Chủ đề Phòng chống dịch Covid-19

Đọc thêm

Thiểu sản men răng: Chớ xem thường!

Thiểu sản men răng: Chớ xem thường!

Nếu men răng của bạn không được hình thành đầy đủ, có dấu hiệu mềm, mỏng và dễ vỡ làm lộ lớp ngà răng bên dưới, rất có thể bạn đang gặp phải tình trạng thiểu sản men răng.
Có nên giặt lại đồ quên phơi?

Có nên giặt lại đồ quên phơi?

Tình trạng quần áo giặt xong bị quên phơi (hoặc sấy) phổ biến với các gia đình. Nhưng trường hợp nào nên đem phơi/sấy hay giặt lại không phải ai cũng biết.
4 sai lầm khiến bệnh cảm cúm lâu khỏi

4 sai lầm khiến bệnh cảm cúm lâu khỏi

Uống ít nước, thiếu ngủ, sử dụng sai thuốc hoặc hút thuốc lá là những hành động trong khi mắc cảm cúm có thể khiến bệnh lâu khỏi, thậm chí tăng nguy cơ biến chứng nguy hiểm.