Cải cách sẽ giúp kinh tế Việt Nam tránh các ‘cú sốc’

Hiện Việt Nam vẫn đi theo cam kết thực hiện cải cách cấu trúc. Quốc hội đã thông qua ba mục tiêu cải cách 2016-2020, liên quan đến đầu tư công, DNNN và các tổ chức tài chính. Nếu theo đuổi đúng lộ trình đó, nền kinh tế sẽ không dễ bị ảnh hưởng trước những cú sốc bên ngoài.

cai cach se giup kinh te viet nam tranh cac soc

HSBC nhận định, thương mại là động cơ tăng trưởng của Việt Nam. Ảnh T.L minh họa

Thương mại vẫn và động lực tăng trưởng

Khối Nghiên cứu Kinh tế của ngân hàng HSBC vừa phát hành báo cáo Triển vọng Kinh tế Việt Nam tháng 12/2016 với chủ đề "Lạc quan cẩn trọng về thương mại".

Tại báo cáo này, HSBC nhận định, thương mại là động cơ tăng trưởng của Việt Nam. Với khả năng cạnh tranh ngày càng giảm của Trung Quốc trong việc giảm bớt sản xuất công đoạn cuối, chủ yếu là do chi phí lương tăng vọt ở đại lục, Việt Nam tiếp tục giành được thị phần toàn cầu, đặc biệt là trong ngành điện tử và may mặc. Chính vì vậy, tại châu Á, Việt Nam là một trong số ít các quốc gia vẫn duy trì kết quả hoạt động xuất khẩu sôi động trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu chậm chạp.

Xuất khẩu đã đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng, không chỉ vậy, xuất khẩu cũng đóng vai trò chính của nhập khẩu. Trong thực tế, nhập khẩu thường vượt qua xuất khẩu, trừ một vài điểm phần trăm từ mức tăng trưởng GDP. Do đó, hoạt động xuất khẩu tăng trưởng mạnh thật quan trọng.

Hơn nữa, xuất khẩu cũng khuyến khích các hoạt động trong nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực thiên về xuất khẩu. Vai trò của xuất khẩu ở Việt Nam không hạn chế ở việc vượt qua hoạt động nhập khẩu; xuất khẩu còn đóng vai trò thúc đẩy đầu tư và giúp tạo ra thu nhập và tiêu thụ cao hơn.

Cũng theo HSBC, Hiệp định TPP đem lại rất nhiều cơ hội nếu đạt được, nhưng với những động thái gần đây của Tổng thống Mỹ mới đắc cử Donald Trump, Việt Nam đã quyết định không phê chuẩn hiệp định này, mặc dù được coi là quốc gia hưởng lợi lớn nhất.

“Nhưng không phải tất cả đều mất hết”, báo cáo của HSBC viết. Hoạt động xuất khẩu của Việt Nam còn rất nhiều triển vọng. Chi phí gia tăng khiến Trung Quốc không còn là điểm đến đầu tư hấp dẫn nhất đối với nhiều doanh nghiệp, và Việt Nam trở thành một đối thủ đáng gờm.

Cùng với đó, vị trí địa lý của Việt Nam là tầm quan trọng chiến lược cho các doanh nghiệp nước ngoài có hoạt động trên địa bàn Đông Nam Á. Do đó, Việt Nam trở thành trung tâm xuất khẩu lý tưởng để tiếp cận các thị trường trong khối ASEAN. Một thuận lợi khác nữa là Việt Nam sở hữu một lực lượng lao động trẻ, với mức lương thấp và kỹ năng tay nghề ngày càng cao.

Còn nhiều lựa chọn khác ngoài TPP

Theo HSBC, ngoài TPP, Việt Nam đã là một phần của Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), mà theo một nghiên cứu chung của Tổ chức Lao động Quốc tế và Ngân hàng Phát triển Châu Á, nếu thỏa thuận được quản lý tốt trong thập kỷ tới, AEC có thể thúc đẩy nền kinh tế khu vực tăng 7,1% từ nay đến năm 2025 và tạo thêm 14 triệu công ăn việc làm.

Bên cạnh đó, còn có Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực RCEP. Vòng đàm phán thứ 15 đã kết thúc vào tháng 10/2016. Mặc dù đã giới hạn thêm về quy mô so với Hiệp định TPP, Hiệp định RCEP sẽ kết nối ba nền kinh tế đông dân nhất trên thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ và ASEAN.

Đồng thời, cho dù có những hạn chế nhưng Hiệp định RCEP sẽ giúp thúc đẩy khối lượng giao dịch thương mại toàn châu Á tăng lên và khuyến khích đầu tư vào các chuỗi cung ứng mới. Thêm nữa, Hiệp định này sẽ cho phép sự hội tụ một cách hiệu quả những hiệp định đang có và từ đó loại bỏ hiệu ứng “tô mỳ”.

Trong đó, hiệu ứng “tô mỳ” lên quan đến sự tồn tại của những hiệp định song phương phức tạp khiến những điều khoản về xuất xứ, các mức thuế suất, những tiêu chuẩn, v…v…quá rắc rối và chồng chéo lên nhau, từ đó làm các doanh nghiệp khó có thể tận dụng các hiệp định thương mại tự do ngay được.

Ngoài ra, trong ngắn hạn, các chuyên gia của HSBC khuyên Việt Nam nên “quan tâm Mỹ, nhưng đừng quên Trung Quốc”. Nhưng quan trọng hơn, với tình hình hiện tại, HSBC nhấn mạnh đến sự cần thiết phải cải cách.

Hiện Việt Nam vẫn đi theo cam kết thực hiện cải cách cấu trúc. Quốc hội đã thông qua ba mục tiêu cải cách 2016-2020, liên quan đến đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và các tổ chức tài chính.

Trong đó về mặt đầu tư công, Chính phủ được thiết lập để cải cách mạnh chi tiêu ngân sách, bảo đảm sự an toàn của đầu tư công và tình hình tài chính quốc gia. Đối với DNNN, mục tiêu là làm cho quá trình cải cách diễn ra "nhanh hơn và mạnh mẽ hơn" bằng cách thực hiện quá trình cổ phần hóa thật sự minh bạch và phù hợp với cơ chế thị trường. Các tổ chức tài chính sẽ tăng cường sức mạnh bằng cách đẩy nhanh tốc độ thoái vốn ở các khoản nợ xấu và có ít nhất 12 đến 15 ngân hàng thương mại phù hợp với các tiêu chuẩn Basel II.

“Chúng tôi tin rằng nếu theo đuổi đúng lộ trình đó, những lợi ích đạt được từ quá trình cải cách này sẽ có kết quả tốt trong việc tăng cường các yếu tố cơ bản của nền kinh tế. Đổi lại, nền kinh tế sẽ không dễ bị ảnh hưởng trước những cú sốc bên ngoài”, báo cáo của HSBC nhận định./.

Theo Thời báo Tài chính

Đọc thêm

Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Khu dân cư kiểu mẫu - nền móng để xây dựng NTM ở Kỳ Anh

Là địa phương “đi sau” trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM nhưng huyện Kỳ Anh đã có nhiều cách làm sáng tạo. Trong đó, huyện đã tập trung chỉ đạo xây dựng thành công các khu dân cư NTM kiểu mẫu, thôn thông minh, coi đây là nền móng tạo sự lan toả, đưa phong trào xây dựng NTM của huyện phát triển vững chắc.
Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng

Giá xăng, dầu cùng tăng 120-240 đồng một lít từ 15h hôm nay, sau điều chỉnh của liên Bộ Công thương - Tài chính.
“Bến đỗ” của những dự án nghìn tỷ

“Bến đỗ” của những dự án nghìn tỷ

2024 tiếp tục là năm thắng lợi của Hà Tĩnh khi được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn tin tưởng “rót vốn” đầu tư các dự án quy mô lớn. 22 dự án có tổng vốn gần 25.000 tỷ đồng được chấp thuận chủ trương đầu tư là “cú hích” tạo niềm tin và động lực tăng trưởng bền vững cho tỉnh nhà trong giai đoạn mới.