Cấm người Nga ở Ukraine bầu Tổng thống Nga, Kiev hại mình?

Hành động “giận cá chém thớt”, buộc người dân Nga ở Ukraine phải nhận hậu quả từ sự đối nghịch giữa hai thực thể chính trị là Kiev tự hạ độc mình...

Kiev cấm người Nga ở Ukraine bầu cử Tổng thống Nga

Reuters đưa tin, Bộ Nội vụ Ukraine đã ra tuyên bố không cho phép công dân Nga ở Ukraine được bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga ngày 18/3/2018, sau khi Kiev biết, người dân Crimea cũng sẽ tham gia sự kiện chính trị quan trọng này.

Bộ trưởng Nội vụ Ukraine Arsen Avakov cho biết, khi diễn ra bầu cử Tổng thống Nga, chỉ có những nhà ngoại giao Nga mới được phép vào Đại sứ quán ở Kiev và các Tòa lãnh sự quán Nga ở các thành phố Kharkiv, Odessa và Lviv của Ukraine.

Trước hành động của Kiev, Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố: “Sự can thiệp công khai nhằm vào các công việc nội bộ của Nga sẽ dẫn đến leo thang căng thẳng quan hệ song phương vốn đang không thuận lợi. Quyết định của Kiev chỉ gây ra sự phẫn nộ”.

cam nguoi nga o ukraine bau tong thong nga kiev hai minh

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Ukraine Arsen Avakov

Trong tuyên bố phát đi ngày 16/3, Bộ Ngoại giao Nga đã nhấn mạnh: “Những hành động tương tự như hành động của chính quyền Kiev là chưa từng thấy và không thể được chấp nhận ở những nước văn minh”.

Theo quan điểm của Moscow, những bước đi của Kiev là trái với Công ước Viên về bang giao quốc tế và các quy định bảo vệ nhân quyền, đặc biệt là đảm bảo những quyền tự do cơ bản của công dân các quốc gia.

Bộ Ngoại giao Nga nhắc lại, trong những thời điểm phức tạp nhất của quan hệ song phương, Moscow cũng không hể cản trở công dân Ukraine ở Nga thực hiện những quyền cơ bản của mình.

Nhà nước Nga đã đảm bảo cho công dân Ukraine sinh sống và làm việc ở Nga tham gia bỏ phiếu trong các cuộc bầu cử của Ukraine, bao gồm cả bầu Tổng thống đương nhiệm và Quốc hội.

Phó Chủ tịch thứ nhất Uỷ ban về Các vấn đề quốc tế của Thượng viện Nga Vladimir Dzabarov xem hành động của chính quyền Kiev là đáng xấu hổ và kêu gọi các đối tác Tây Âu và Mỹ hãy quan tâm đến những gì đang xảy ra ở Ukraine.

Ông Dzabarov cho rằng: Người Ukraine luôn xem "Ukraine là Châu Âu ", vậy Tây Âu và Mỹ hãy nhìn vào “Châu Âu Ukraine" này đi. Ở Châu Âu không có chuyện côngg dân một quốc gia không được đến cơ quan đại diện ngoại giao nước mình.

Như vậy là hành động của chính quyền Kiev lại khiến cho sóng gió có thể nổi lên trong quan hệ giữa hai người "anh em cũ nhưng không thể hoà hợp". Ukraine được gì mất gì sau lối hành xử cực đoan của giới chính trị Maidan?

Chính quyền Kiev đang tự hạ độc chính mình?

Giới phân tích cho rằng, hành động "giận cá chém thớt" của chính quyền Kiev, buộc những công dân Nga ở Ukraine phải nhận lãnh hậu quả từ sự đối nghịch giữa hai thực thể chính trị là hành động tự hạ độc mình.

Điều nguy hại nhất, theo giới phân tích, là hành động ngăn người Nga ở Ukraine bỏ phiếu bầu Tổng thống Nga sẽ gây ra hiệu ứng ly khai Kiev ngay trong lòng Ukraine, ngay trên vùng lãnh thổ mà chính quyền Kiev đang kiểm soát.

cam nguoi nga o ukraine bau tong thong nga kiev hai minh

Giới chính trị Maidan ở Ukraine có những lối suy nghĩ và hành động rất khác lạ

Có thể nhận diện vấn đề ly khai tại miền đông Ukraine có tác động bởi cả lực hút từ Moscow lẫn lực đẩy từ Kiev. Và xét về công lực thì lực đẩy từ Kiev mạnh hơn rất nhiều lực hút từ Moscow.

Phải khẳng định rằng, chính giới chính trị Maidan nắm quyền tại Ukraine là lực lượng tạo ra lực đẩy Crimea, Donbass ra khỏi lõi lợi ích và trục quyền lực tại Kiev qua lối hành xử cực đoan với người nói tiếng Nga sau cuộc "Cách mạng đường phố".

Khi thực thi quyền lực, những chính trị gia Salon có nhiều hành động khiến những người dân Ukraine nói tiếng Nga, công dân Nga sinh sống và làm việc tại Ukraine muốn ly khai Kiev, trong đó đặc biệt là việc loại tiếng Nga ra khỏi ngôn ngữ học đường.

Kiev luôn lên án Moscow kích động tư tưởng ly khai tại Ukraine, song thực ra với lối hành xử của chính quyền Kiev thì không có xu thế ly, khu vực ly khai, thực thể ly khai Kiev mới là chuyện lạ.

Trong quản lý và điều hành đất nước thì bất cứ lực lượng chính trị nào cũng cần dân, vì nhân dân là nền tảng quyền lực nhà nước, song điều rất lạ là giới chính trị hiện đang nắm quyền tại Ukraine dường như lại không cần dân.

Có thể thấy rằng, từ khi nắm quyền đến nay thì cái mất lớn nhất của chính quyền Kiev chính là mất dân. Người dân ở Crimea thì đã chọn Nga, người dân ở khu vực ly khai thì Kiev không kiểm soát được và mất lòng dân Ukraine.

Vấn đề Crimea thì không thể đảo ngược, tình hình Donbass thì vẫn còn nhiều bế tắc, do vậy việc củng cố lòng dân ở những khu vực mà nhà nước Ukraine đang kiểm soát là tối quan trọng vói chính quyền Kiev. Song dường như họ lại không cần.

Có nhiều ý kiến cho rằng, số lượng người Nga ở Ukraine đi bỏ phiếu bầu Tổng thống Nga không nhiều nên nếu có mất sự ủng hộ của lực lượng này thì không là thảm hoạ, song thực ra tác động từ sự kiện với nền tảng quyền lực lớn hơn rất nhiều.

Bởi hiện có nhiều công dân Ukraine đang ở Nga, có nhiều người dân Ukraine có thân nhân sinh sống và làm việc tại Nga, và đây sẽ là những thành phần chịu tác động tiêu cực từ lối hành xử của Kiev, trong có thể có việc trả thù cá nhân.

cam nguoi nga o ukraine bau tong thong nga kiev hai minh

Khu vực Donbass ly khai là do lực đẩy từ Kiev hơn là lực hút từ Moscow

Để yên ổn cho người thân ở Nga, có thể những người dân Ukraine đang sinh sống trên đất nước mình sẽ chọn không đồng thuận với chính quyền Kiev, đó là chưa kể những người dân Uklraine phản đối lối hành xử của giới chính trị Maidan.

Rõ ràng, lối hành xử của một thực thể chính trị cực đoan, chính quyền của những chính trị gia Maidan ở Ukraine đã tự mình làm lung lay nền rảng quyền lực của chính mình, khi làm mất dân và mất lòng dân.

Bên cạnh đó, lối hành xử của giới chính trị Maidan còn sẽ gây thiệt hại cho người dân, doanh nghiệp và đất nước Ukraine, khi những công dân Nga bị ngăn cản thực hiện quyến tự do bản, có thể không còn "ăn cây nào rào cây đó" với Ukraine.

Doanh nghiệp Nga thay vì tái đầu tư tại Ukraine thì có thể chọn chuyển lợi nhuận về quê hương, hoặc thay đổi nguyên tắc hợp tác với các đối tác Ukraine thay vì dài hạn thì có thể ngắn hạn, trung hạn...Đất nước Ukraine mất đi những nguồn lực đáng kể.

Cuối cùng là niềm tin của Kiev với phương Tây sẽ suy giảm nghiêm trọng, bởi một thực thể chính trị vi phạm ngay những nguyên tắc mà phương Tây xây dựng và muốn áp dụng trong đời sống chính trị tại Ukraine, thì làm sao xác lập niềm tin chiến lược.

Có thể hành động của Kiev hiện nay sẽ rất được sự đồng tình. ủng hộ của "những người anh em xa" bởi nó rất tốt cho việc gia tăng đối trọng với Nga từ vùng đệm chiến lược, song đó khó có thể được xem là hối hành xử mà phương Tây mong đợi.

Theo Đất việt

Đọc thêm

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh Hai Mạnh

Nhớ anh “Hai Mạnh” – Đại tướng Chu Huy Mân là nhớ về những kỷ niệm mãi ấm lòng trong những năm tháng được sống gần ông.
Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Trận tấn công táo bạo, dũng mãnh vào sân bay Pha Hom

Ngày 22/12/1972, Đại đội 1, Tiểu đoàn 48 bộ đội địa phương Hà Tĩnh đã táo bạo tấn công vào sân bay Pha Hom (sân bay dã chiến) thuộc vùng núi phía bắc huyện Mường Mày, tỉnh Bolikhămxay (Lào) và giành thắng lợi vang dội. Là Chính trị viên phó đại đội trực tiếp tham gia chiến đấu, tôi ghi lại chiến công này nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

Ngắm UAV cảm tử do Việt Nam sản xuất

UAV BXL.01 là loại cánh quạt chiến đấu cảm tử có khối lượng cất cánh tối đa 10kg, mang khối lượng đầu nổ 1,2kg, trần bay 1.000m, tốc độ bay 100-120km/h và hoạt động cự ly 10km do Việt Nam sản xuất.
Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Bồi đắp tình yêu đất nước qua “Tiết học biên cương”

Chương trình “Tiết học biên cương” do Đồn Biên phòng Lạch Kèn phối hợp với trường học ở huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) góp phần bồi đắp cho các em học sinh tình yêu quê hương, đất nước, ý thức trách nhiệm bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia.