Cán bộ mặt trận phải luôn “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, miệng nói, tay làm”...

(Baohatinh.vn) - Người làm công tác mặt trận ở Hà Tĩnh luôn thấm nhuần phương châm:“óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, miệng nói, tay làm”...

Bà Bùi Thị Kiều Nhi - Trưởng ban Dân vận, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Can Lộc: Cán bộ mặt trận phải gần dân, sát việc để thực hiện tốt vai trò giám sát, phản biện.

Cán bộ mặt trận phải luôn “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, miệng nói, tay làm”...

Với vai trò giám sát, phản biện xã hội, MTTQ các cấp ở huyện Can Lộc và các tổ chức thành viên luôn hướng về cơ sở, tích cực gặp gỡ, tiếp xúc với Nhân dân. Gần dân, sát việc là phương thức mà chúng tôi luôn chú trọng. Có như vậy mới nắm bắt được những khó khăn cần tháo gỡ trong quá trình triển khai chủ trương, chính sách để kịp thời phản ánh, kiến nghị với Đảng, chính quyền và các ngành chức năng từng bước giải quyết một cách hiệu quả.

Sâu sát với cơ sở, tiếp thu ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân là góp phần làm tốt công tác phát huy dân chủ, tạo được sự đồng thuận trong xã hội. Sự đồng thuận, đoàn kết trong các tầng lớp Nhân dân chính là sức mạnh to lớn để thực hiện các nhiệm vụ chính trị quan trọng của địa phương.

Ông Nguyễn Đình Hậu - Bí thư Chi bộ kiêm Trưởng ban Công tác mặt trận thôn Nam Hà, xã Điền Mỹ (Hương Khê): Cán bộ mặt trận phải tập hợp, động viên người dân vượt qua khó khăn, xây dựng cuộc sống.

Cán bộ mặt trận phải luôn “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, miệng nói, tay làm”...

Thôn Nam Hà là vùng đồi trũng, thường xuyên phải chịu ảnh hưởng của lũ lụt, nắng hạn; dân cư thưa thớt, đời sống thấp... Bởi vậy, để vượt qua khó khăn Ban Công tác mặt trận luôn nỗ lực phát huy tinh thần đoàn kết, ý chí vượt khó của người dân trong mọi hoàn cảnh.

Khi thiên tai lũ lụt xảy ra trên địa bàn, với tinh thần tương thân, tương ái, bà con Nhân dân trong thôn cùng giúp nhau kê cao đồ đạc; những hộ có nhà cao chia sẻ với những nhà ở thấp tránh trú an toàn... Sau thiên tai, bà con lại cùng nhau vực dậy tinh thần, tái thiết cuộc sống; xây dựng đời sống văn hóa, nông thôn mới. Nhờ vậy, 5 năm qua, thôn Nam Hà luôn đi đầu trong phong trào của toàn xã, cuộc sống bà con được cải thiện; toàn thôn có 60/69 hộ phát triển kinh tế theo hướng vườn đồi cho thu nhập khá.

Ông Nguyễn Quang Tiệng - nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh Hà Tĩnh: Cán bộ mặt trận thời kỳ mới phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ và đổi mới phương thức hoạt động.

Cán bộ mặt trận phải luôn “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, miệng nói, tay làm”...

27 năm làm công tác mặt trận, tôi và các đồng nghiệp đã trải qua thời kỳ gian khổ, thiếu thốn nhất của MTTQ những ngày tái lập tỉnh. Chúng tôi thời đó vừa phải khắc phục khó khăn về cơ sở vật chất, nhân lực, vừa phải làm tròn công tác chuyên môn.

Công tác mặt trận thì thời kỳ nào cũng cần những con người thực sự tâm huyết và “biết việc”, nhưng cán bộ mặt trận thời kỳ mới thì ngoài những yếu tố đó còn phải không ngừng học hỏi nâng cao trình độ; đổi mới trong cách thức tiếp cận, vận động Nhân dân. Tình hình trong nước và thế giới hiện nay cũng tiềm ẩn nhiều vấn đề bất ổn, mỗi cán bộ mặt trận phải là một tuyên truyền viên có đủ bản lĩnh chính trị, vững vàng về tư tưởng để vận động Nhân dân, phản bác luận điệu của các thế lực thù địch. Có như vậy mới đáp ứng yêu cầu công tác, phù hợp với giai đoạn phát triển mới của quê hương, đất nước.

Chị Nguyễn Thị Bình - Trưởng ban Công tác mặt trận thôn Hạ Tứ - xã Bùi La Nhân (Đức Thọ): Đoàn kết lương giáo - sức mạnh nội sinh cho sự phát triển.

Cán bộ mặt trận phải luôn “óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, miệng nói, tay làm”...

Thôn Hạ Tứ có 250 hộ dân, trong đó, 32 hộ là đồng bào có đạo. Những năm qua, người dân trong thôn luôn phát huy cao nhất tinh thần đoàn kết, đồng thuận để góp phần làm cho bộ mặt quê hương, xứ họ ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Để làm được điều đó, tôi đã cùng liên đoàn cán bộ thôn phối hợp với hội đồng mục vụ cùng vào cuộc động viên bà con nhân dân tham gia phong trào thi đua ở địa phương; chấp hành tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Cùng với đó, tích cực vận động bà con phát triển kinh tế, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao… Hiện nay, tỷ lệ hộ nghèo ở thôn chỉ còn 0,3%, tỷ lệ hộ cận nghèo còn 0,45%.

Người dân Hạ Tứ vừa thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Lương - giáo đoàn kết, toàn dân đoàn kết, cả nước một lòng, Nhân dân ta nhất định thắng lợi”; vừa thực hiện đạo lý “Sống phúc âm trong lòng dân tộc” của Thiên Chúa dạy. Đó chính là sức mạnh nội sinh cho sự phát triển của thôn.

Chủ đề ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN TỘC

Đọc thêm

Sáp nhập liên đoàn lao động cấp huyện

Sáp nhập liên đoàn lao động cấp huyện

Việc sáp nhập Liên đoàn Lao động huyện Lộc Hà (cũ) và Liên đoàn Lao động huyện Thạch Hà nhằm đảm bảo chất lượng, hiệu quả hoạt động, góp phần xây dựng Công đoàn Hà Tĩnh vững mạnh.