Trước khi được quân đội Mỹ chính thức đưa vào biên chế, siêu chiến đấu cơ F-35 đã trải qua rất nhiều cuộc thử nghiệm khắt khe để đảm bảo khả năng tác chiến đa nhiệm và mạnh mẽ.
F-35 có 3 phiên bản khác nhau, trong đó F-35A là phiên bản thông thường, F-35B có khả năng cất và hạ cánh trên đường băng ngắn và F-35C có thể cất và hạ cánh trên các tàu sân bay.
F-35 là máy bay tiêm kích một chỗ ngồi, có thể thực hiện các nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không.
Tiêm kích F-35 Lightning II được phát triển để xâm nhập khu vực an toàn, tránh sự phát hiện của radar đối phương. Đây là điểm cải tiến đáng kể so với những mẫu chiến đấu cơ thế hệ thứ 4.
Một điểm nhấn khác làm nên nét độc đáo của F-35 nằm ở chiếc mũ phi công giúp người điều khiển gia tăng khả năng quan sát nhờ đó phi công khi cần có thể "nhìn" xuyên qua máy bay xuống mặt đất phía dưới.
F-35 được trang bị hàng loạt vũ khí tối tân như tên lửa AIM-9X Sidewinder, tên lửa không đối không tầm trung cải tiến (ARMAAM), tên lửa tấn công hỗn hợp (JSM), bom liệng JSOW, bom dẫn đường laser Paveway II hay bom đường kính nhỏ SDB II.
Một trong những công nghệ giúp F-35 thống trị bầu trời và trở thành nỗi khiếp sợ đối với bất kỳ lực lượng quân đội nào chính là khả năng tiếp nhiên liệu trên không, giúp mở rộng phạm vi hoạt động.
Siêu tiêm kích F-35 thực hiện bay theo đội hình chiến đấu phía trên căn cứ Không quân Lemoore.
Siêu chiến đấu cơ F-35 thử nghiệm vũ khí phục vụ tác chiến cho Hải quân Mỹ.
Tiêm kích F-35 diễn tập hạ cánh chiến thuật tại căn cứ Thủy quân Lục chiến Beaufort.
Tiêm kích F-35 hạ cánh xuống sân bay tại căn cứ Không quân Eglin ở Florida.
Siêu chiến đấu cơ F-35 diễn tập hạ cánh thẳng đứng xuống tàu sân bay USS America./.