Cần có giải pháp thống nhất, sớm tháo gỡ khó khăn trong sắp xếp đơn vị hành chính

(Baohatinh.vn) - Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh Hoàng Trung Dũng đề xuất các bộ, ngành Trung ương có các giải pháp thống nhất, sớm tháo gỡ khó khăn trong công tác sắp xếp đơn vị hành chính.

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
3.jpg

Sáng 2/4, đoàn công tác liên ngành Trung ương gồm đại diện Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng, Vụ Pháp luật (Văn phòng Quốc hội) do đồng chí Nguyễn Phương Thủy - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội làm trưởng đoàn có buổi làm việc với tỉnh Hà Tĩnh về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025.

Đồng chí Hoàng Trung Dũng - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh tiếp và làm việc với đoàn. Cùng dự có Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Trần Đình Gia, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ và lãnh đạo các ban, sở, ngành, địa phương liên quan.

888.jpg
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Hồng Lĩnh báo cáo công tác triển khai sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã tỉnh Hà Tĩnh, giai đoạn 2023-2025.

Tỉnh Hà Tĩnh có 13 đơn vị cấp huyện, gồm 1 thành phố, 2 thị xã và 10 huyện; có 216 đơn vị cấp xã, gồm 182 xã, 21 phường và 13 thị trấn.

Giai đoạn 2023-2025, Hà Tĩnh có 1 đơn vị cấp huyện, 53 đơn vị cấp xã thuộc diện bắt buộc sắp xếp lại.

Theo phương án UBND tỉnh Hà Tĩnh báo cáo Bộ Nội vụ (tháng 3/2024), giai đoạn 2023-2025, tỉnh Hà Tĩnh thực hiện sắp xếp 4 ĐVHC cấp huyện, gồm 1 thành phố và 3 huyện; giảm 1 đơn vị. Đối với cấp xã, cần thực hiện sắp xếp 24 ĐVHC (trong đó có 11 đơn vị thuộc diện sắp xếp, 5 đơn vị khuyến khích, 8 đơn vị liền kề), giảm 7 đơn vị.

Tại buổi làm việc, đại biểu tỉnh Hà Tĩnh đã báo cáo tiến độ thực hiện, những thuận lợi, khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện. Đặc biệt là những nội dung liên quan đến việc giải quyết cán bộ, công chức, viên chức dôi dư; việc xử lý các trụ sở công dôi dư dự kiến sẽ có một số khó khăn, vướng mắc; sau khi sắp xếp ĐVHC nông thôn vào ĐVHC đô thị, dự kiến nhu cầu đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật rất lớn trong khi nguồn ngân sách của địa phương còn khó khăn, việc xã hội hóa, huy động các nguồn lực trong xã hội còn hạn chế; ảnh hưởng lớn đến chất lượng đô thị đối với các đơn vị sau sắp xếp;…

Hà Tĩnh đề nghị đoàn công tác liên ngành Trung ương xem xét, đồng thuận với các nội dung của phương án tổng thể sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của tỉnh Hà Tĩnh để địa phương thuận lợi hơn khi trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Bộ Nội vụ xem xét, thông qua đề án.

789.jpg
Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Trần Văn Kỳ đề nghị Trung ương sớm có chủ trương, cho phép cấp địa phương thực hiện chính sách đặc thù trong việc bố trí cán bộ dôi dư.

Đề nghị đoàn có ý kiến, kiến nghị đến Bộ Nội vụ, Bộ Xây dựng và các bộ, ngành Trung ương xem xét, nghiên cứu, có giải pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc sắp xếp các ĐVHC đô thị; có thể thực hiện song song, đồng thời giữa sắp xếp và quy hoạch, phân loại đô thị để đảm bảo tiến độ hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền điều chỉnh quy định liên quan phù hợp với thực tiễn; đẩy nhanh tiến độ, rút gọn hồ sơ thẩm định, phê duyệt quy hoạch, đề án thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành Trung ương…

Đề nghị Trung ương quan tâm, có chính sách hỗ trợ đầu tư nguồn lực cho các đơn vị hình thành sau sắp xếp, nhất là các chính sách hỗ trợ đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông, hoàn thiện các thiết chế văn hóa nhằm bảo đảm các đơn vị mới thành lập có điều kiện thuận lợi hơn trước.

4.jpg
Đồng chí Tô Văn Tám - Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội: Đề nghị Hà Tĩnh làm rõ thêm các phương án sắp xếp của các đơn vị sau khi điều chỉnh vẫn chưa đảm bảo tiêu chuẩn, diện tích, dân số.

Thành viên đoàn công tác đã trực tiếp giải đáp một số vấn đề của Hà Tĩnh. Đồng thời trao đổi, đề xuất địa phương làm rõ hơn một số nội dung, vấn đề; đề nghị tỉnh cung cấp thêm luận cứ về một số đề xuất liên quan…

ANH_9939.JPG
Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng phát biểu tại buổi làm việc.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Trung Dũng cho rằng, sắp xếp ĐVHC là chủ trương rất đúng đắn, tuy nhiên cần có lộ trình, thời gian thực hiện phù hợp. Việc thực hiện sắp xếp cũng cần xem xét đặc thù của mỗi địa phương, đặc biệt là các xã, huyện miền núi; đồng thời cần nắm rõ hơn thực trạng của các đơn vị đã thực hiện sáp nhập để đề ra giải pháp phù hợp trong thời gian tới.

Hiện nay, công tác sắp xếp ĐVHC cũng đang còn vướng nhiều quy định, do đó, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh đề xuất các bộ, ngành Trung ương đưa ra các giải pháp thống nhất, từ đó đề xuất với Chính phủ, Quốc hội; sớm chỉ đạo, hướng dẫn cụ thể về xử lý trụ sở cơ quan hành chính dôi dư sau sáp nhập; cần có chính sách đặc thù hơn với cấp xã sáp nhập từ 3 ĐVHC; việc giải quyết cán bộ dôi dư cần có lộ trình, thời gian thực hiện phù hợp.

Bí thư Tỉnh ủy cũng đề xuất một số nội dung cụ thể về việc sáp nhập các ĐVHC cấp huyện trên địa bàn; đồng thời khẳng định Hà Tĩnh đã bàn bạc và nghiên cứu rất kỹ phương án sắp xếp. Do đó, mong muốn đoàn công tác ghi nhận ý kiến, kiến nghị của Hà Tĩnh và sớm tham mưu, đề xuất với Chính phủ, Quốc hội. Địa phương tiếp thu ý kiến của đoàn công tác và sẽ tiếp tục bổ sung vào các văn bản để trình lên cấp trên trong thời gian tới.

2.jpg
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy kết luận tại buổi làm việc.

Kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Phương Thủy nhấn mạnh, các ý kiến phản ánh, kiến nghị của Hà Tĩnh là tư liệu quý để đoàn công tác báo cáo với Trung ương, từ đó kịp thời có giải pháp phù hợp.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng cho rằng, Hà Tĩnh là địa phương có số ĐVHC cần sắp xếp tương đối lớn. Địa phương đã tính toán và xây dựng phương án cụ thể. Tuy nhiên, thực tế số lượng đơn vị chưa đưa vào danh sách thực hiện sắp xếp vẫn còn lớn; tỉnh đã lý giải được nguyên nhân hợp lý nhưng cần tiếp tục quan tâm, hoàn thiện báo cáo giải trình.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề nghị Hà Tĩnh tiếp tục hoàn thiện các đề án sắp xếp ĐVHC; cố gắng giữ tính ổn định của các đơn vị hành chính; có thể kết hợp để thực hiện sắp xếp đồng bộ cấp huyện và cấp xã (tránh việc thực hiện sắp xếp nhiều lần, ảnh hưởng đến tâm lý, đời sống Nhân dân).

Về giải quyết cán bộ dôi dư, ngoài chính sách động viên, thuyết phục, cần chỉ đạo các sở, ngành triển khai chủ trương đánh giá, phân loại, sàng lọc để bố trí, sắp xếp cán bộ phù hợp.

Đoàn ghi nhận các kiến nghị của Hà Tĩnh, sẽ bổ sung vào báo cáo gửi Quốc hội và các bộ, ngành liên quan để sớm có giải pháp tháo gỡ.

Chủ đề Hoạt động của lãnh đạo tỉnh

Đọc thêm

Tin mới Emagazine Truyền hình Podcast